Gửi phản ánh vi phạm giao thông thế nào cho hợp lệ, gửi bằng hình thức nào?

HHT - Việc gửi phản ánh vi phạm giao thông góp phần quan trọng trong việc giúp lực lượng chức năng phát hiện và xử lý vi phạm, đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Vậy làm thế nào để gửi phản ánh vi phạm giao thông cho cơ quan chức năng và gửi thế nào cho hợp lệ?

Gửi phản ánh vi phạm giao thông bằng hình thức nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 135/2021/NĐ-CP, cá nhân khi ghi thu được hình ảnh, clip vi phạm giao thông có thể cung cấp cho đơn vị Cảnh sát giao thông thông qua các cách thức sau:

(1) Đến trực tiếp trụ sở đơn vị Cảnh sát giao thông nơi xảy ra vụ việc để gửi clip vi phạm giao thông.

(2) Gửi clip vi phạm qua thư điện tử, cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử, số điện thoại đường dây nóng.

(3) Gửi clip vi phạm qua đường bưu điện.

(4) Gửi clip vi phạm qua phần mềm kết nối, chia sẻ dữ liệu.

Khi gửi clip vi phạm cá nhân phải để lại thông tin về họ tên, địa chỉ, phương thức liên lạc trong trường hợp lực lượng chức năng cần liên hệ, phải hợp tác với CSGT khi được yêu cầu.

Gửi phản ánh vi phạm giao thông thế nào cho hợp lệ, gửi bằng hình thức nào? ảnh 1

(Ảnh minh họa từ Internet)

Đơn vị CSGT tiếp nhận thông tin có trách nhiệm bảo đảm bí mật tên, họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, bút tích và thông tin khác của tổ chức, cá nhân đã cung cấp thông tin, hình ảnh.

Đặc biệt, cá nhân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực, nguyên vẹn của clip đã cung cấp.

Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ; Phòng Cảnh sát giao thông; Đội Cảnh sát giao thông - trật tự Công an cấp huyện có trách nhiệm thông báo địa điểm, hộp thư điện tử tiếp nhận thông tin, hình ảnh để người dân được biết và cũng cấp clip vi phạm; đồng thời tổ chức trực ban 24/24 giờ để tiếp nhận hình ảnh, clip vi phạm.

Hiện nay, có nhiều cách để người dân có thể gửi thông tin, hình ảnh, clip... phản ánh vi phạm giao thông như qua ứng dụng VNeTraffic, iHanoi...; đường dây nóng của Cục CSGT hoặc Phòng CSGT Công an các địa phương; trang Zalo của Phòng CSGT Công an các địa phương.

Hình ảnh, clip phản ánh vi phạm giao thông phải đảm bảo điều kiện gì?

Theo Điều 17 Nghị định 135/2021/NĐ-CP, clip vi phạm giao thông gửi cho CSGT sẽ được sử dụng làm căn cứ xác minh, phát hiện vi phạm và xử phạt vi phạm hành chính nếu đáp ứng được yêu cầu về dữ liệu theo quy định:

- Clip thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông.

- Hình ảnh trong clip không xâm phạm quyền tự do, danh dự, nhân phẩm, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân và tổ chức.

- Clip phản ánh khách quan, chính xác, trung thực, rõ ràng về hành vi vi phạm, thời gian, địa điểm xảy ra vi phạm.

- Đáp ứng yêu cầu về thời hạn sử dụng clip theo quy định.

Gửi phản ánh vi phạm giao thông thế nào cho hợp lệ, gửi bằng hình thức nào? ảnh 2

Theo khoản 3 Điều 14 Nghị định 135/2021/NĐ-CP, thời hạn sử dụng kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để xác định tổ chức, cá nhân vi phạm được tính từ thời điểm phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ ghi nhận được kết quả cho đến hết ngày cuối cùng của thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông là 1 năm. Nếu hành vi vi phạm giao thông đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm (theo khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi năm 2020). Quá thời hạn kể trên mà CSGT không ra quyết định xử phạt theo thẩm quyền thì clip vi phạm giao thông vụ không còn giá trị sử dụng để xử phạt.

Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 176/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/1/2025, cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin phản ánh hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông được chi 10% số tiền xử phạt vi phạm hành chính, tối đa 5 triệu đồng/vụ, việc.

Gửi phản ánh vi phạm giao thông thế nào cho hợp lệ, gửi bằng hình thức nào? ảnh 5
MỚI - NÓNG
ĐT Việt Nam vô địch: "Thứ Hai" là chuyện nhỏ, giới trẻ thức đêm ăn mừng
ĐT Việt Nam vô địch: "Thứ Hai" là chuyện nhỏ, giới trẻ thức đêm ăn mừng
HHT - Ngày 5/1, đội tuyển Việt Nam xuất sắc đánh bại Thái Lan 3-2 trên sân khách trong trận chung kết lượt về, giành chiến thắng chung cuộc 5-3 để đăng quang ngôi vô địch ASEAN Cup 2024. Niềm vui từ sân cỏ lan tỏa khắp cả nước, với các tuyến phố rợp cờ đỏ sao vàng và biển người ăn mừng. Giữ tinh thần đi bão văn minh, người dân chấp hành luật giao thông, dừng đèn đỏ đúng quy định, tạo nên hình ảnh đẹp cho một đêm đầy cảm xúc.

Có thể bạn quan tâm

Video máy bay của Trung Quốc va phải chim làm dấy lên câu hỏi về vụ Jeju Air

Video máy bay của Trung Quốc va phải chim làm dấy lên câu hỏi về vụ Jeju Air

HHT - Một trong những giả thuyết về vụ tai nạn máy bay Jeju Air (Hàn Quốc) là máy bay va phải chim. Mà gần đây cũng có một máy bay của Trung Quốc đâm phải một đàn chim trước khi hạ cánh. Video máy bay Trung Quốc đâm phải chim cho thấy sự việc xảy ra như thế nào, và có thể phần nào trả lời câu hỏi là một đàn chim thường có thể khiến một máy bay gặp tai nạn thảm khốc hay không.
Trọng tài có được hủy thẻ đỏ như trong trận ĐT Việt Nam - ĐT Singapore không?

Trọng tài có được hủy thẻ đỏ như trong trận ĐT Việt Nam - ĐT Singapore không?

HHT - Trong trận Bán kết lượt về AFF Cup 2024 giữa ĐT Việt Nam và ĐT Singapore, có một tình huống gây ngỡ ngàng là lúc trọng tài rút thẻ đỏ phạt Lionel Tan của ĐT Singapore. Tuy nhiên, sau khi Lionel phân bua thì trọng tài lại bỏ thẻ đỏ đi và chỉ rút thẻ vàng. Việc trọng tài rút thẻ rồi lại thay thẻ thế này có đúng luật bóng đá không?