Hà Nội: Sâu bên trong một lớp học chuyên biệt dành cho trẻ tự kỷ

Hà Nội: Sâu bên trong một lớp học chuyên biệt dành cho trẻ tự kỷ
HHT - Bị trẻ cào cấu, giật đứt sợi dây chuyền, nôn trớ hết lên người hay trẻ đã biết nói được vài câu sau nhiều tháng gắn bó,… là những câu chuyện chỉ có được ở nghề giáo viên dạy trẻ tự kỷ.

Là nghề không đứng trên bục giảng hay phải soạn giáo án mỗi khi đến lớp, giáo viên dạy trẻ tự kỷ cần phải xem xét tình trạng của trẻ để quyết định hôm nay sẽ dạy các em cái này, học cái kia.

Để hiểu rõ hơn về việc dạy học cho trẻ tự kỷ, PV tìm đến một lớp học dạy trẻ tự kỷ chuyên biệt tại đường Láng, Đống Đa (Hà Nội). Lớp học ở đây có khoảng gần 50 bạn nhỏ, từ 20 tháng tuổi đến 5 tuổi. Lớp học được mở hết các ngày trong tuần, thời gian học là một tiếng/ một buổi.

Hà Nội: Sâu bên trong một lớp học chuyên biệt dành cho trẻ tự kỷ ảnh 1
Lớp học chuyên biệt đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại và yêu thương trẻ từ các giáo viên.

Theo tìm hiểu của PV, tại đây có 16 giáo viên được đào tạo từ Khoa Giáo dục đặc biệt của ĐH Sư Phạm hoặc nghiệp vụ sư phạm trực tiếp giảng dạy cho trẻ tự kỷ. Mỗi trẻ sẽ được học tách biệt trong mỗi phòng khác nhau. Gia đình các bé tìm đến lớp học qua sự giới thiệu của các bác sĩ ở Bệnh viện Nhi Trung ương, qua mạng xã hội hoặc cũng có khi nghe được sự giới thiệu của các phụ huynh có con học ở đây đã có sự tiến bộ.

Bác sĩ Trần Ngọc Diệp - Tổ trưởng tổ Ngôn ngữ trị liệu, Khoa Phục hồi chức năng tại Bệnh viện Nhi Trung ương, người trực tiếp hướng dẫn và kiểm tra tại lớp học này cho biết: “Đây là một nghề có áp lực công việc cao, bởi đối tượng học đặc biệt, trong khi không có một chương trình giáo dục cụ thể nào mà hầu hết các giáo viên phải tự nghiên cứu tâm lí và tính cách riêng của từng bé để có một bài giảng phù hợp. Điều quan trọng khi làm công việc này là phải cần có sự kiên trì, nhẫn nại và cần có lòng yêu thương trẻ vô điều kiện”. 

Qua các trò chơi, cô giáo dạy cho bé dạy cách nhận biết hình dạng của những đồ vật xung quanh, các bé thường không kiểm soát được hành vi của bản thân nhay ném và vứt đồ chơi, nên cô giáo phải vừa cầm tay bé vừa dạy cho bé chơi và học
Trẻ được chơi và nhận biết các phương tiện giao thông, đồng thời phải tự mình sắp xếp lại đồ chơi theo đúng trật tự. Đây là phương pháp giúp tăng tính tập trung, đồng thời tăng tính kiên nhẫn, cho trẻ
Các bạn nhỏ được học từ những bài học đơn giản nhất ở lớp học này.

Tại lớp học chuyên biệt này, trẻ sẽ được dạy từ những bài học đơn giản nhất như cách vẫy tay chào, cách cầm nắm đồ vật sau đó mới đến dạy trẻ cách nhận biết và giao tiếp. Mỗi tuần các bé đều được bác sĩ Diệp trực tiếp kiểm tra tiến trình học tập.

Trần Thị Thùy Trang đã gắn bó ở đây 2 năm chia sẻ: “Có nhiều em vào đây trong tình trạng chống đối với người lạ, mà cụ thể là các cô giáo, bằng cách la hét, khóc lóc. Phản ứng thông thường ấy của trẻ tự kỉ diễn ra rất tự nhiên, lí do cũng rất dễ hiểu nhưng vô cùng khó để giải quyết”.

Trẻ được học nhận biết và phân biệt các loại hoa quả, cô giáo phải dạy cho học sinh của mình phát âm đúng các loại hoa quả, màu sắc và mùi vị của từng loại quả. Đồng thời phải dạy cho bé biết cách sắp xếp đồ dùng học tập sau khi học xong. Cô giáo Nguyễn Thị Vi chia sẻ:“ khi mới đến đây, các con giống như một tờ giấy trắng chưa viết gì, từ tâm hồn đến nhận thức, chưa tự ý thức được hành vi của bản thân nhưng cùng với sự nỗ lực từ giáo viên và gia đình các con đã bi bô tập nói, có những bé đã nói và giao tiếp giống như các bạn bình thường. Đó là một niềm an ủi vô cùng lớn đối với những giáo viên như chúng tôi”
 
Cô giáo dạy phải cầm tay giúp bé học những hành vi đúng, hành vi sai. Sau khi được học nói, học nhận biết trẻ được các cô dạy những bài học nâng cao hơn. Trẻ được học theo một lộ trình từ thấp đến cao, từ cách khoanh tay xin đồ chơi đến cách nhận biết và sau đó được dạy cách giao tiếp và ứng xử hành vi
Học sinh không chịu hợp tác với các cô, ngại giao tiếp và không nhìn nhìn vào cô, trẻ thường khóc quay mặt vào một góc. Đặc biết là khóc và cào cấu hoặc nôn trớ nếu cô chạm vào mình. “Nhiều em đến đây trong tình trạng sợ người lạ mà cụ thể là sợ các cô giáo, bằng cách la hét, khóc lóc.Phản ứng bình thường ấy của trẻ diễn ra rất tự nhiên, lí do cũng vô cùng dể hiểu nhưng vô cùng khó để giải quyết”
Bé Nguyễn Hữu Hào Hùng (5 tuổi, quê ở Hưng Yên) ngày nào cũng phải mất 4 tiếng đi từ quê lên Hà Nội để học. Trong hình bé được các cô cho ngồi xổm( 2 tay để lên đầu gối, ngồi yên một chỗ khoảng 5-10 phút) sau mỗi khi giờ học kết thúc. Qua biện pháp này, bé bớt cau có và nghịch ngợm, không tập trung.Đây là phương pháp tâm lí giúp bé rèn được bệnh tăng động giảm chú ý
Trẻ được cô giáo dạy sửa ngọng, phương pháp đè lưỡi để rèn cho bé phản xạ và thói quen khi phát âm
 Tự kỉ là một hội chứng bao gồm những khiếm khuyết trong khả năng lập luận, phát triển ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp, tương tác xã hội. Vì thế, Sau khi kết thúc buổi học, các bé được cô giáo cho trò chuyện và chơi các trò chơi với nhau. Các bé phải đặt những câu hỏi và giao tiếp với nhau. Như vậy, có thể giúp bé mạnh dạn hơn khi nói chuyện và tăng vốn từ ngữ của bé. Đồng thời bé có thể tự học hỏi lẫn nhau.
Nụ cười của các bạn nhỏ khi vui chơi hay tiếp thu được một bài học đơn giản chính là niềm hạnh phúc vô giá của thầy cô và các phụ huynh.
MỚI - NÓNG
Hành trình ‘Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông’ hội quân, dâng hương tưởng nhớ các Anh hùng liệt sĩ
Hành trình ‘Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông’ hội quân, dâng hương tưởng nhớ các Anh hùng liệt sĩ
HHT - Chiều 26/4, tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia A1 (thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) T.Ư Đoàn, T.Ư Hội LHTN Việt Nam, T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam, Hội đồng Đội T.Ư tổ chức Lễ hội quân Hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông” và dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hi sinh trên chiến trường Điện Biên năm xưa.
Con trai Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói chuyện với thiếu nhi về Chiến thắng Điện Biên Phủ
Con trai Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói chuyện với thiếu nhi về Chiến thắng Điện Biên Phủ
HHT - Tại khu Di tích Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, xã Mường Phăng, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, 200 thiếu nhi tiêu biểu toàn quốc được nghe bác Võ Điện Biên - con trai Đại tướng Võ Nguyên Giáp chia sẻ những câu chuyện lịch sử, ý nghĩa, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".

Có thể bạn quan tâm

Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?

Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?

HHT - Nắng nóng sẽ diễn ra tại hầu hết các địa phương trên cả nước trong dịp nghỉ lễ, nếu có kế hoạch du lịch, vui chơi ngoài trời cần chú ý bảo vệ sức khỏe, tăng cường chống nắng tránh nguy cơ say nóng, đột quỵ. Thế nhưng liệu Hà Nội có nóng tới tận 41 độ C như dự báo của các ứng dụng thời tiết?
Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi" đến với các địa danh lịch sử tại Yên Bái

Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi" đến với các địa danh lịch sử tại Yên Bái

Ngày 24/4, sau Lễ xuất quân Hành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông" năm 2024 tại Hà Nội, đoàn hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi" tuyến số 2 do đồng chí Ngô Văn Cương - Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra T.Ư Đoàn làm trưởng đoàn đã khởi hành tới các địa danh lịch sử gắn với Chiến dịch Điện Biên Phủ trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Hoa hậu H’Hen Niê đồng hành cùng các hoạt động hướng đến người dân gặp khó khăn

Hoa hậu H’Hen Niê đồng hành cùng các hoạt động hướng đến người dân gặp khó khăn

HHT - Hoa hậu H'Hen Niê vừa có chuyến công tác tại tỉnh Điện Biên, hưởng ứng "Tháng Nhân đạo năm 2024 cấp Quốc gia", đồng hành cùng Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam trong chuỗi hoạt động “Hành trình nhân đạo, trao nhận yêu thương” hướng đến trẻ em, phụ nữ, người dân gặp khó khăn tại Điện Biên.