Không bệnh gì nhưng có triệu chứng giống hệt COVID-19, chuyện gì đang xảy ra vậy?
HHT - Trong thời đại dịch, những triệu chứng như khó thở, tức ngực… bỗng trở nên đáng sợ hơn bao giờ hết. Thế nhưng, chúng hoàn toàn có thể là một vấn đề khác chứ không phải do virus corona đâu!
Toát mồ hôi hoặc thấy lạnh người, hơi thở ngắn và gấp, cảm giác như mình sắp xỉu… Đây là những triệu chứng khiến người ta nghĩ ngay đến đại dịch COVID-19! Nhất là nếu bạn chưa từng trải qua những vấn đề thế này bao giờ!

Đúng vậy, khó thở hoặc thở gấp là triệu chứng của COVID-19. Nhưng cũng là triệu chứng của cơn hoảng loạn hoặc lo âu đột ngột. Điểm đặc biệt là, khi ta rất sợ một bệnh hay một vấn đề gì đó, thì ta dễ có triệu chứng giống với… chính bệnh đó. Chẳng hạn, khi rất sợ bị nôn, thì thần kinh bạn bị kích thích và bạn dễ có triệu chứng buồn nôn. Bởi thế mà khi bạn sợ COVID-19, thì rất có thể bạn lại… thấy khó thở và bắt đầu ho!
Vậy làm sao để phân biệt đây?
Triệu chứng không phải là tất cả
Không ai nói cho bạn biết hết được những triệu chứng của cơn hoảng loạn hoặc lo âu đột ngột, vì mỗi người lại có trải nghiệm khác nhau. Những triệu chứng “kinh điển” rất giống với triệu chứng do virus corona gây ra. Bạn cũng thấy rất khó thở hoặc thở rất gấp, dường như oxy không vào phổi đủ, và các cơ của bạn bỗng cứng lên. Để biết rằng có phải mình đang trải qua một cơn hoảng loạn đột ngột không, bạn hãy dùng cách này:
Bạn nằm xuống, bắt đầu kỹ thuật “hít thở hình vuông”: Bạn vừa đếm đến 4 vừa hít vào, rồi nín thở và đếm đến 4, rồi vừa đếm đến 4 vừa thở ra từ từ. Lại ngừng 4 nhịp rồi làm lại từ đầu. Việc này giúp cơ thể bạn và oxy trong máu ổn định lại. Nếu sau vài phút mà bạn hít thở được bình thường thì các cơ sẽ mềm mại trở lại. Và đấy, hóa ra là bạn chỉ vừa bị dao động tinh thần do yếu tố nào đó mà thôi.

Còn nếu các triệu chứng chỉ tăng chứ không giảm thì bạn phải báo ngay cho gia đình nhé!
Nếu những ngày này, bạn thường xuyên có những triệu chứng oái oăm như trên?
Do sự thay đổi lịch sinh hoạt, do ở nhà quá nhiều hoặc do các tin tức thường ngày, có thể bạn bỗng nhiên hay có những triệu chứng như trên? Nếu chẳng đi đâu và tin rằng mình không mắc bệnh, bạn hãy đều đặn áp dụng những cách giảm căng thẳng này:
- Tập yoga hoặc vận động nhẹ nhàng tại nhà.

- Viết nhật ký - chỉ 5-10 phút mỗi ngày nhưng cách này giúp bạn kiểm soát tâm trạng rất tốt.
- Ngủ nhiều hơn và nên giảm xem mạng xã hội để não được nghỉ ngơi (Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh khuyên dùng).
- Xem những video tích cực, chẳng hạn như video FACE COVID của Tiến sĩ, nhà trị liệu Russ Harris trên YouTube. Đó là một loạt những việc bạn nên làm để giữ bình tĩnh và vui vẻ trong thời đại dịch.

Ngoài ra, bạn đừng quên rằng tuy cách ly, nhưng công nghệ vẫn giúp chúng ta có thể kết nối thường xuyên với họ hàng, bạn bè. Lan tỏa sự quan tâm và yêu thương sẽ khiến tất cả chúng ta đều vui hơn rất nhiều.

Tổng hợp
Cùng chuyên mục

Facebook dự đoán video ngắn sẽ là xu hướng khuynh đảo mạng xã hội trong năm 2021

Facebook chính thức “khai tử” nút Like dành cho fanpage, thực hư là thế nào?

Liên hoan phim tại Thụy Điển chỉ mời 1 vị khách đặc biệt: Điều kiện tham gia là gì?

Những con số 7 và sự trùng hợp kỳ lạ trong việc Elon Musk thành người giàu nhất thế giới

Sau vụ Boeing 737-500 của Sriwijaya Air gặp nạn: Tại sao Indonesia hay có tai nạn máy bay?

Nếu ông Trump rời nhiệm sở sớm, Mike Pence mới là Tổng thống Mỹ thứ 46, không phải Biden?

Apple ra mắt AirPods Pro phiên bản giới hạn Limited Edition để chào mừng Tết Tân Sửu 2021
