Hội du học sinh trong mùa dịch COVID-19: Đứng trước ngưỡng cửa lựa chọn gay go

HHT - Khi nhiều nước tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia về đại dịch COVID-19, những ảnh hưởng của virus SARS-CoV-2 cũng đã kịp tung ra hàng loạt những hoang mang và khó khăn cho hội sắp đi đi học hay các du học sinh ở các nước đang là “tâm điểm” dịch.

Hội sắp du học kẻ mừng người lo

Với những bạn lớp 12, thời gian nghỉ dịch từ tháng Hai đến tháng Tư hiện nay là thời điểm lí tưởng để các bạn trau chuốt cho hồ sơ du học của mình. Teen tha hồ tận dụng quỹ thời gian này để luyện các chứng chỉ như IELTS, SAT... Khánh Linh (lớp 12, TP.HCM) chia sẻ: “Mình đã dành trọn hai tuần đầu nghỉ dịch để “cày” IELTS, điều mà mình sẽ không tập trung làm được nếu đi học”.

Hội du học sinh trong mùa dịch COVID-19: Đứng trước ngưỡng cửa lựa chọn gay go ảnh 1

Thế nhưng, COVID-19 cũng mang đến nhiều phiền toái cho hội “sắp bay”. Đơn cử như Tú Anh (Q.1, TP.HCM) chia sẻ: “Năm học sắp tới mình sẽ nhập học tại Đại học Melbourne ở Úc. Ban đầu mình dự định sẽ nhập học kì tháng Bảy nhưng vì ảnh hưởng của dịch nên mình sẽ không kịp nhận bằng tốt nghiệp để nộp cho trường vào tháng Sáu. Do đó mình quyết định sẽ dời sang nhập học vào kì tháng Ba năm sau”.

Ngoài ra, công tác chọn trường vốn đã đau đầu nay càng khó khăn hơn. Nhiều bậc phụ huynh “lắc đầu” khi nghe con trình bày ý định du học tại những quốc gia đang chống chọi với dịch. T.N (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) kể: “Mình trúng tuyển vào một trường đại học ở bên Ý hai tuần trước khi COVID-19 bùng phát ở Ý. Mặc dù trường không nằm ngay tâm dịch nhưng mình vẫn chưa dám trả lời trường về quyết định nhập học hay không, hic”.

Việc kì thi SAT tháng Ba bị dời chính là tin không vui nhất với những mem lớp 11 đang chuẩn bị hồ sơ cho việc du học năm sau. Ngoài ra, mùa Hè bị rút ngắn sắp tới cũng sẽ khiến cơ hội tham gia thêm hoạt động ngoại khóa cũng như thời gian chuẩn bị hồ sơ bị thu hẹp. Tuy nhiên, teen cũng đừng quá bi quan vì trước ảnh hưởng toàn cầu của dịch COVID-19, các trường chắc chắn sẽ đưa ra thay đổi phù hợp để có lợi cho tất cả mọi người.

 Hội du học sinh người đi kẻ ở

Khác với các bạn học sinh tại Việt Nam hiện nay vẫn đang rất yên tâm thực hiện những chỉ định từ Bộ Y tế để kiểm soát dịch, các du học sinh đang đứng trước những ngưỡng cửa lựa chọn hết sức gay go, thậm chí đây còn có thể là tấm “vé một chiều” của các bạn một khi đã đưa ra quyết định.

Hội du học sinh trong mùa dịch COVID-19: Đứng trước ngưỡng cửa lựa chọn gay go ảnh 2

Bạn Yến Nhi (19 tuổi, du học sinh Phần Lan) chia sẻ: “Trường mình đã cho học online và mình cũng đã nghỉ làm thêm rồi. Nhưng thật sự mình chưa từng tính đến việc mua vé về nhà dù số ca nhiễm tại Phần Lan đang tăng lên mỗi ngày, có một ca được xác nhận tại khu mình nữa. Vì cuộc sống hằng ngày vẫn diễn ra bình thường nên mình tin rằng chỉ cần ở yên trong nhà thì vẫn sẽ an toàn hơn là ra nơi nguy hiểm như sân bay rất nhiều. Thế nhưng người dân ở đây đúng là dửng dưng lắm, vẫn tiệc tùng hằng ngày và coi việc mang khẩu trang ra đường là điều rất kỳ dị. Vậy nên mỗi lần ra đường mình đeo khẩu trang đều phải đắp lớp khăn len quấn quanh cổ lên để che đi, không thể nào hiểu được tại sao lại có sự ngược đời như vậy nữa!”.

Bạn Thư Anh (du học sinh Mỹ) kể: “Bạn bè khuyên mình về đi, nhưng thật sự là phải khó khăn biết bao nhiêu mới chen được một việc làm tại Mỹ, mọi thứ chỉ đủ mình trang trải thôi, ba mẹ cũng không thúc ép mình về. Hơn nữa, một mối lo lớn hơn chính là một khi đã đi về sẽ không thể nào quay lại được, đó là “tấm vé một chiều” mà mình không sẵn sàng nắm lấy. Dù biết Mỹ đang rất nguy hiểm, một số người lại còn rất hung dữ và kì thị, thế nhưng đi về là một sự lựa chọn quá đắt đỏ, nó “đắt” hơn những hiểm nguy tiềm tàng trong môi trường xung quanh của mình tại Mỹ, nên mình vẫn sẽ ở lại, rồi mọi thứ sẽ qua thôi”.

Tâm sự của những bạn đã trở về Việt Nam cũng rất nhiều nỗi niềm. Bạn Hoài Thương (du học sinh Bỉ) kể: “Khi mình về thì Bỉ khi ấy vẫn chưa là điểm nóng của dịch, thế nhưng với tình hình “vô tư” của các bạn châu Âu, thì mình nghĩ chuyện nước mình du học “vạn sự như Ý” chỉ là chuyện sớm muộn. Thế là mình về. Từ khi xuống máy bay mình ra thẳng khách sạn ở một mình, sau đó thấy hơi mệt và sốt nhẹ nên đi bệnh viện để khám và xét nghiệm. Sau đó mình được hướng dẫn ở lại cách ly trong bệnh viện. Các bác sĩ nhẹ nhàng mà dễ thương dữ lắm. Đồ ăn lại còn ngon hơn cả khi mình ăn uống bên Bỉ. Dù ba má cũng có lo lắng nhiều vì từ lúc mình đến Việt Nam vẫn chưa thể gặp mặt, nhưng mình vẫn thấy rất vui vì nhận được nhiều sự động viên, quan tâm từ mọi người!”.

Hội du học sinh trong mùa dịch COVID-19: Đứng trước ngưỡng cửa lựa chọn gay go ảnh 3

Trong khi đó, bạn Đỗ Nguyễn (18 tuổi, Đà Lạt) lại chia sẻ câu chuyện không vui: “Bạn tớ đang đi du học từ Hàn Quốc thì đã trở về ngay khi vừa nghe tin có dịch, lúc đó còn chưa bị kiểm soát y tế ở sân bay. Thế nhưng vì muốn an toàn nên mẹ bạn đã đăng kí cho bạn đi cách ly, đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng. Vậy mà điều không thể nào ngờ đến là hôm đoàn y tế đến đưa bạn đi, hàng xóm xung quanh đã... ném đá vào nhà, vào người bạn và mẹ không thương tiếc, vì đinh ninh rằng bạn đã lan tỏa virus đi khắp nơi rồi, dù giải thích thế nào cũng chẳng ai chịu nghe”.

Mỗi người có một hoàn cảnh riêng và không lời khuyên nào có thể áp dụng cho tất cả. Chỉ có bạn mới có thể biết đâu là sự lựa chọn phù hợp nhất với bản thân mình. Trong thời điểm này, tuân thủ chỉ dẫn của các chuyên gia y tế và các cấp chính quyền, tự giữ gìn sức khoẻ vẫn là trên hết, nên dù cách phản ứng với dịch tại mỗi nước là khác nhau, chúng ta hãy cùng chăm sóc bản thân mình thật tốt và thật khỏe mạnh vượt qua mùa dịch này nhé!

MỚI - NÓNG
Robot hút bụi “trốn nhà” đi lang thang trên phố sau động đất, ai cũng buồn cười
Robot hút bụi “trốn nhà” đi lang thang trên phố sau động đất, ai cũng buồn cười
HHT - Sau trận động đất gần California (Mỹ), người dân ở một khu phố nhìn thấy con robot hút bụi đang cặm cụi đi một mình giữa đường. Không biết nó ở đâu ra nhưng ai cũng buồn cười và cho rằng nó đã tranh thủ lúc có động đất để “trốn nhà”, tự do theo đuổi những ước mơ riêng của mình.

Có thể bạn quan tâm

ĐT Việt Nam kiểm soát bóng hơn 70% trong trận gặp ĐT Lào, cho thấy điều gì?

ĐT Việt Nam kiểm soát bóng hơn 70% trong trận gặp ĐT Lào, cho thấy điều gì?

HHT - Trong trận đấu ĐT Lào - ĐT Việt Nam ở AFF Cup 2024, những con số thống kê đều nghiêng về phía ĐT Việt Nam, mà ấn tượng hơn cả là tỷ lệ kiểm soát bóng. ĐT Việt Nam kiểm soát bóng đến 73,8% thời gian, vượt trội so với 26,2% của ĐT Lào. Có phải kiểm soát bóng nhiều hơn là tốt hơn, hay con số này có thể nói lên điều gì nữa?