Khám phá thú vị: Bạn đã sẵn sàng "đập tan" cơn buồn ngủ sau khi ăn?

Khám phá thú vị: Bạn đã sẵn sàng "đập tan" cơn buồn ngủ sau khi ăn?
HHT - Việc ăn xong rồi buồn ngủ không ít lần khiến bạn lo lắng về tình trạng sức khỏe của mình. Nhưng, việc đó tồn tại như một lẽ dĩ nhiên và có nhiều nguyên do để lý giải vấn đề này.

Sự phức tạp của chu kỳ tiêu hóa

Cơ thể con người cần năng lượng để hoạt động, ví dụ từ... "thả thính" đến tập gym, hay ít nhất là cho việc thở và di chuyển. Thông qua quá trình tiêu hóa, cơ thể chúng ta chuyển hóa thức ăn thành glucose, calo… để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Không chỉ đảm nhận vai trò chuyển hóa năng lượng, hệ tiêu hóa còn làm chiếc cầu nối kích thích tất cả các loại phản ứng khác.

Khám phá thú vị: Bạn đã sẵn sàng "đập tan" cơn buồn ngủ sau khi ăn? ảnh 1

Điển hình là những loại hormones ảnh hưởng trực tiếp đến "cân nặng" như cholecystokinn, glucacon hay amylin được giải phóng để làm tăng sự hăng hái bên trong bạn. Đường trong máu tăng và insulin với vai trò điều tiết lượng đường trong máu sẽ "xuất chiêu" để đưa lượng đường "vô gia cư" vào bên trong những tế bào cần dùng chúng. Điều đặc biệt hơn, không chỉ có insulin hoạt động, một số loại hormones khác được gia tăng trong não bộ là serotoninmelatonin cũng khiến "thần ngủ" đến thăm bạn thường xuyên.

Khi thức ăn quyết định tất cả

Khám phá thú vị: Bạn đã sẵn sàng "đập tan" cơn buồn ngủ sau khi ăn? ảnh 2

Nếu bạn vẫn nghĩ tại mình ăn quá nhiều nên mới buồn ngủ thì "sai lè" rồi nhé! Mặc dù các loại thức ăn được chuyển hóa trong dạ dày của bạn là như nhau, nhưng vẫn có một số loại thức ăn "thích chơi trội". Gà tây, rau bina, đậu nành, trứng, pho mát, đậu hũ, và cá đều có chứa trytophan, loại axit amin được dùng để "hô biến" ra hormones gây buồn ngủ serotonin trong suốt quá trình tiêu hóa.

Một thông tin gây sốc cho hội-yêu-ẩm-thực: Theo trang Healthline, quả cherry ảnh hưởng đến lượng melatonin được sản xuất trong cơ thể, carbon hydrat có trong cơm làm lượng đường trong máu tăng và sau đó giảm đột ngột, các khoáng chất trong chuối làm giãn các cơ của cơ thể. Chỉ một trong số đó cũng khiến bạn "ngủ quên không thấy bờ" rồi.

Khám phá thú vị: Bạn đã sẵn sàng "đập tan" cơn buồn ngủ sau khi ăn? ảnh 3

Nếu bạn muốn "buồn ngủ" nhanh, bạn có thể tự tặng cho mình một bữa ăn với các loại thực phẩm nêu trên nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc bạn được ‘thưởng thức’ quá nhiều vì chúng sẽ khiến giấc ngủ càng sâu hơn đấy.

Cách chống lại việc ngủ quên

Để có thể tranh thủ làm bài trong giờ nghỉ trưa hay thức trễ một chút để "tám" với hội cạ, bạn có thể tham khảo một số cách sau đây:

Chăm chút cho thói quen ăn uống: Các chất dinh dưỡng trong bữa ăn được cân bằng sẽ giảm đi nỗi lo về việc buồn ngủ của bạn. Ngoài ra, uống nhiều nước, tránh ăn quá nhiều đường và ăn những bữa ăn nhỏ trước bữa tối cũng giúp bạn tráng rơi vào tình trạng mắt mở không lên để học bài mai kiểm tra đấy.

Khám phá thú vị: Bạn đã sẵn sàng "đập tan" cơn buồn ngủ sau khi ăn? ảnh 4

Một bữa ăn có đầy đủ chất như thế này cũng đã làm biết bao dạ dày no căng!

“Bật đèn xanh” cho giấc ngủ 5 sao: Việc thiếu ngủ cũng dẫn cũng dẫn đến trạng thái uể oải sau khi ăn. Bạn đang no và tự nhiên cảm thấy "cả thế giới sắp sụp đổ trước mắt", đặc biệt hơn là đêm qua bạn thiếu ngủ, điều đó đồng nghĩa với việc bạn sẽ như Aurora trong Sleeping Beauty, "ngủ không biết trời mây" nếu như bạn nằm xuống. Chính vì thế, hãy đảm bảo rằng bạn luôn ngủ đủ giấc nhé.

Khám phá thú vị: Bạn đã sẵn sàng "đập tan" cơn buồn ngủ sau khi ăn? ảnh 5

Có lẽ dạo gần đây nàng Aurora đến thăm bạn hơi lâu nhỉ...

Tăng động trước những hoạt động thể chất: Có thể bạn thừa biết, tập thể dục làm gia tăng nguồn năng lượng tích cực trong cơ thề để chống lại những cảm xúc xấu và trạng thái mệt mỏi sau khi ăn. Thậm chí ban đêm bạn cũng có thể ngủ sâu hơn và có một ngày làm việc tốt hơn. Và đi vòng quanh sân trường, leo cầu thang lên xuống cũng là một phương pháp tập thể dục hiệu quả.

Khám phá thú vị: Bạn đã sẵn sàng "đập tan" cơn buồn ngủ sau khi ăn? ảnh 6

Ngồi yên một chỗ sẽ không khơi nguồn năng lượng bạn cần để hoạt động đâu!

Nếu như bạn cảm thấy buồn ngủ sau bữa ăn, đó chính là thời điểm cơ thể trả lời các phản ứng hóa học trong cơ thể. Nói một cách khác, việc đó hoàn toàn bình thường, thậm chí còn giúp bạn tỉnh tảo hơn sau khi ngủ dậy. Nhưng nếu giờ ngủ của bạn càng ngày càng kéo dài và sức khỏe của bạn ngày càng "èo uột", một cuộc hẹn với bác sĩ sẽ giúp bạn tìm ra cách giải quyết đó!

CHÍ CƯỜNG (dịch) - Ảnh: Healthline&Internet

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm