Kỷ nguyên mới của nhân loại: NASA đâm tàu vũ trụ vào một tiểu hành tinh để bảo vệ Trái Đất

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Sứ mệnh đâm một tàu vũ trụ vào một tiểu hành tinh của NASA (Cơ quan Hàng không Vũ trụ Hoa Kỳ) đã vừa được thực hiện. Việc này nhằm mục đích gì và có thể giúp bảo vệ Trái Đất trước những hiểm họa trong tương lai?

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) vừa thực hiện một thử nghiệm hoành tráng với tàu vũ trụ DART (Thử nghiệm chuyển hướng tiểu hành tinh), bằng cách đâm DART vào một tiểu hành tinh. Sứ mệnh này được hoàn thành vào tối ngày 26/9, theo giờ Mỹ, tức là mới cách đây vài tiếng, theo giờ Việt Nam.

Tiểu hành tinh bị nhằm vào là Dimorphos - cái tên này có nghĩa là “có hai dạng”, theo NASA thì nó có kích thước bằng một sân bóng đá. Còn tàu vũ trụ của NASA to cỡ bằng chiếc tủ lạnh, được gắn vào một tên lửa Falcon 9 của công ty SpaceX của tỷ phú Elon Musk.

Kỷ nguyên mới của nhân loại: NASA đâm tàu vũ trụ vào một tiểu hành tinh để bảo vệ Trái Đất ảnh 1

Hình minh họa tàu DART của NASA trước khi va chạm. Ảnh: Steve Gribben/ APL via NASA.

Vào thời điểm va chạm, DART có tốc độ là hơn 22.000 km/ giờ, tức là bay hơn 6km chỉ trong một giây. Tuy nhiên, DART sẽ không phá hủy Dimorphos mà người ta chỉ dự tính là nó sẽ khiến tiểu hành tinh kia chuyển hướng bay. Mục tiêu cốt lõi ở đây là làm sao để một tiểu hành tinh không có mặt ở cùng một thời điểm, cùng một vị trí với Trái Đất, vì như thế sẽ gây ra vụ va chạm không mong muốn.

Theo NASA, Dimorphos dù gì cũng chỉ là một vật thử nghiệm. Trong trường hợp này, nó chẳng làm gì, cũng không hề gây ra mối đe dọa nào với Trái Đất, mà nó chỉ bị tàu vũ trụ đâm vào do các nhà khoa học muốn thử nghiệm công nghệ với hy vọng tránh được những thảm họa không gian trong tương lai mà thôi.

Kỷ nguyên mới của nhân loại: NASA đâm tàu vũ trụ vào một tiểu hành tinh để bảo vệ Trái Đất ảnh 2

Hình minh họa tàu DART lao vào tiểu hành tinh trong sứ mệnh có tính lịch sử. Ảnh: NDTV.

Sứ mệnh này được ca ngợi là “tạo ra thay đổi đột phá”. Phía NASA nói thêm rằng họ biết sứ mệnh đã thành công khi video do DART gửi về bỗng nhiên tối đen, vì “bình thường việc mất tín hiệu từ một tàu vũ trụ là điều rất tệ, nhưng trong trường hợp này thì đó là kết quả lý tưởng (vì tàu đã lao vào tiểu hành tinh)”.

Tuy nhiên, đến thời điểm này vẫn chưa thể khẳng định là DART có khiến Dimorphos bay lệch đi không. Các nhà khoa học sẽ phải dành ít nhất 2 tháng nữa để quan sát tốc độ và đường bay của nó rồi mới kết luận được.

Kỷ nguyên mới của nhân loại: NASA đâm tàu vũ trụ vào một tiểu hành tinh để bảo vệ Trái Đất ảnh 3

Các nhà khoa học (màn hình nhỏ) theo dõi DART (màn hình lớn). Ảnh: Jim Watson/ AFP via Getty.

Dù sao, NASA cũng cho rằng sứ mệnh DART đã mở ra một “kỷ nguyên mới của nhân loại”, khi con người “có thể ngủ ngon” vì có khả năng tự bảo vệ mình trước những thảm họa tiềm tàng từ vũ trụ.

Kỷ nguyên mới của nhân loại: NASA đâm tàu vũ trụ vào một tiểu hành tinh để bảo vệ Trái Đất ảnh 7
Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Liệu bão số 1 Wutip có vào Vịnh Bắc Bộ không và có thể gây ảnh hưởng thế nào?

Liệu bão số 1 Wutip có vào Vịnh Bắc Bộ không và có thể gây ảnh hưởng thế nào?

HHT - Các mô hình dự báo đang đưa ra những khả năng hơi khác nhau về đường đi của cơn bão số 1 (tên quốc tế là Wutip). Trong đó, nhiều mô hình đã nhận định bão số 1 sẽ đi lệch sang phía Tây nhiều hơn so với những dự báo ban đầu, tức là khả năng cơn bão này vào Vịnh Bắc Bộ đã tăng lên. Trong trường hợp đó, nó có thể ảnh hưởng thế nào đến thời tiết miền Bắc nước ta?
Miền Bắc sắp tăng nhiệt, Hà Nội có thể lại đạt mức nắng nóng đặc biệt gay gắt

Miền Bắc sắp tăng nhiệt, Hà Nội có thể lại đạt mức nắng nóng đặc biệt gay gắt

HHT - Mưa dông ở miền Bắc có xu hướng giảm dần còn nhiệt độ có xu hướng tăng. Dự báo miền Bắc sẽ đón một đợt nắng nóng mới sau khi áp thấp nhiệt đới/ bão trên Biển Đông tan đi. Hà Nội lại có thể đạt mức nắng nóng đặc biệt gay gắt, và như vậy là trong mấy tuần gần đây, cứ đến cuối tuần là thời tiết Hà Nội lại nóng căng thẳng.
ATNĐ có thể thành bão số 1 ở Biển Đông, liệu có ảnh hưởng đến thời tiết nước ta?

ATNĐ có thể thành bão số 1 ở Biển Đông, liệu có ảnh hưởng đến thời tiết nước ta?

HHT - Vùng áp thấp đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông. Hiện tại các mô hình đã đi đến thống nhất trong dự báo rằng ATNĐ này có khả năng cao sẽ mạnh lên thành bão, nếu vậy đây sẽ là cơn bão số 1 năm 2025. Các dự báo cũng cho rằng ATNĐ này có thể ảnh hưởng đến thời tiết nước ta.