Kỳ thi đánh giá năng lực: Cơ hội nào cho thí sinh không thể dự thi Tốt nghiệp THPT 2 đợt?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Trường ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TP.HCM chuẩn bị nhiều phương án tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực, nhằm giúp những thí sinh không thể dự 2 đợt thi Tốt nghiệp THPT có điểm để xét tuyển ĐH.

ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ tổ chức đợt 2 kỳ thi đánh giá năng lực khi dịch bệnh được kiểm soát

Chia sẻ với Thanh Niên, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho biết ĐH này chưa chốt được lịch thi chính thức kỳ thi đánh giá năng lực đợt 2, dự kiến diễn ra ngay khi dịch COVID-19 được kiểm soát. Hiện ĐH này đang xây dựng phương án, sau khi đợt 2 kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra sẽ có thông tin cụ thể.

Thống kê từ ĐH Quốc gia TP.HCM, chỉ tính riêng số thí sinh đã hoàn tất thủ tục đăng ký dự thi đợt 2 kỳ thi đánh giá năng lực có gần 27.000 thí sinh. Vấn đề quan tâm của thí sinh thời điểm này là cơ hội sử dụng kết quả kỳ thi này để xét tuyển vào các trường ra sao. Ở đợt 1, kết quả kỳ thi được 70 trường ĐH và CĐ sử dụng và nhiều trường đã hoàn tất quá trình xét tuyển phương thức này.

Tiến sĩ Nguyễn Tấn Trần Minh Khang, Phó hiệu trưởng ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM cho biết, trường dành tối thiểu 5% chỉ tiêu cho phương thức xét điểm kỳ thi đánh giá năng lực đợt 2 theo chủ trương chung của ĐH Quốc gia TP.HCM. Sau khi thí sinh xác nhận nhập học đợt 1, trường sẽ chốt số lượng và quyết định chỉ tiêu còn lại của đợt 2. “Điểm chuẩn đợt 2 sẽ không thấp hơn đợt 1 và chỉ tiêu xét tuyển dành cho tất cả các ngành”, tiến sĩ Khang chia sẻ.

Tương tự, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM cũng dành 5% chỉ tiêu các ngành xét thí sinh dự thi đợt 2 kỳ thi năng lực này. Đại diện trường ĐH Kinh tế TP.HCM, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM cho biết không tiếp tục xét thí sinh đợt 2 thi đánh giá năng lực.

ĐH Quốc gia Hà Nội chuẩn bị nhiều phương án tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực

PGS Nguyễn Hoàng Hải - Phó giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết: Do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, ĐH Quốc gia Hà Nội đã đưa ra một số kịch bản để có phương án thích ứng. Nhưng dẫu với kịch bản nào thì cũng chỉ có thể tổ chức được kỳ thi khi địa phương, nơi có học sinh có nhu cầu thi, không còn trong trạng thái giãn cách xã hội.

Hiện tại ở Hà Nội, ĐH này không thể tổ chức kỳ thi. Phải đợi sau khi kỳ thi Tốt nghiệp THPT đợt 2 diễn ra mới quyết định tổ chức thi như thế nào, ở những đâu, vào thời gian nào…

Kỳ thi đánh giá năng lực: Cơ hội nào cho thí sinh không thể dự thi Tốt nghiệp THPT 2 đợt? ảnh 1

Thí sinh vào phòng thi, kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 của ĐH Quốc gia Hà Nội năm 2021. (Ảnh: Ngọc Diệp)

PGS Nguyễn Hoàng Hải dự đoán rằng tại khu vực phía Bắc, nhiều lắm cũng chỉ vài nghìn thí sinh cần đến kỳ thi này để có điểm xét tuyển ĐH. Những thí sinh diện này chủ yếu tập trung ở một vài địa phương quanh Hà Nội… Địa phương nào có khoảng 200 thí sinh dự thi trở lên, ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ về tận nơi để tổ chức thi. Lúc đó chỉ cần Sở GD&ĐT địa phương hỗ trợ về cơ sở vật chất và đảm bảo các điều kiện phòng, chống dịch. Còn các địa phương khác ít thí sinh thì phải về Hà Nội dự thi.

ĐH này có sẵn ngân hàng đề thi, thí sinh dự thi trên máy. Theo PGS Hải, hy vọng kỳ thi diễn ra trong tháng 8 hoặc đầu tháng 9. Còn nếu muộn quá, có lẽ Bộ GD&ĐT nên nghĩ đến các phương án khác nhằm đảm bảo quyền lợi trong xét tuyển ĐH cho thí sinh thuộc diện tốt nghiệp đặc cách do dịch COVID-19.

PGS Hải cho rằng nếu thí sinh thi để xét tuyển vào các trường của ĐH Quốc gia Hà Nội hoặc vào những trường mà họ đã có sẵn phương án sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực của trường thì không vấn đề gì. Nhưng nếu thi để dùng kết quả này để xét tuyển vào các trường khác, theo phương thức dựa vào kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2021 thì sẽ có vấn đề mà ĐH Quốc gia Hà Nội phải tính toán là quy đổi điểm thế nào để tương thích với điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Ngoài ra, bài thi đánh giá năng lực không tách điểm thành phần như kỳ thi Tốt nghiệp THPT. Do đó, các trường nếu dùng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH này phải chấp nhận điểm đó như các môn thành phần trong tổ hợp họ dùng để xét tuyển.

Giải pháp khác, theo PGS Hải, các trường ĐH có thể tách riêng để ấn định lượng chỉ tiêu nhất định cho các thí sinh dùng kết quả thi đánh giá năng lực. Cách này dễ thực hiện nhất, không phải quy đổi điểm thì mới đưa được vào để xét chung trong dữ liệu quốc gia.

Kỳ thi đánh giá năng lực: Cơ hội nào cho thí sinh không thể dự thi Tốt nghiệp THPT 2 đợt? ảnh 5
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Vệt màu mơ: Học sinh Thủ đô lan tỏa văn hóa đọc, quyên góp "đổi sách - lấy quà"

Vệt màu mơ: Học sinh Thủ đô lan tỏa văn hóa đọc, quyên góp "đổi sách - lấy quà"

HHT - Vào 2 ngày 27-28/11, sự kiện “Vệt màu mơ” của dự án giáo dục Libreria Project đã được tổ chức tại trường Tiểu học La Thành (Thổ Quan, Đống Đa, Hà Nội) và trường Tiểu học Genesis (Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội). Là chuỗi Talkshow về sách với các hoạt động tương tác và chương trình quyên góp “Đổi sách - Lấy quà”, sự kiện đã nhận được sự ủng hộ, quan tâm của học sinh, giáo viên tại Hà Nội.
Cuộc thi Chữ đẹp Việt lần 2 là dịp để tween bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc và ước mơ

Cuộc thi Chữ đẹp Việt lần 2 là dịp để tween bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc và ước mơ

Với chủ đề “Ước mơ của em,” cuộc thi là dịp để các bạn nhỏ bày tỏ những suy nghĩ, cảm xúc và ước mơ qua từng nét chữ. Chủ đề này không chỉ truyền cảm hứng sáng tạo mà còn giúp các em định hình giá trị bản thân, nuôi dưỡng khát vọng và ghi dấu những ước mơ trong sáng hướng tới một tương lai tươi đẹp.
Cuộc thi Chữ đẹp Việt lần 2: Lan tỏa nét đẹp văn hóa, phát triển nhân cách học sinh

Cuộc thi Chữ đẹp Việt lần 2: Lan tỏa nét đẹp văn hóa, phát triển nhân cách học sinh

HHT - Công ty CP Tiền Phong phối hợp cùng Công ty TNHH Thanh Chương (Eras) và Câu lạc bộ Chữ Đẹp Việt chính thức phát động cuộc thi Chữ đẹp Việt lần 2. Đây là sân chơi dành cho học sinh tiểu học trên cả nước, nhằm khuyến khích các em rèn luyện viết chữ đẹp, góp phần giữ gìn và lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.