Lên kế hoạch du học – Vấn đề đầu tiên có phải là “tiền đâu”?

Lên kế hoạch du học – Vấn đề đầu tiên có phải là “tiền đâu”?
HHT - “Xu xèng” là một yếu tố đau đầu với những teen có ý định du học. Điều kiện tài chính có thể chỉ là vấn đề không mấy quan trọng đối với một số trường nhưng lại là “vòng gửi xe” khi xét hồ sơ đối với nhiều trường khác.

Cùng giải mã vai trò tài chính đối với ngôi trường trong tầm ngắm của bạn!

Quá trình chấm đơn: “Tài chính” đang ở đâu đấy anh?

Trong quá trình chấm đơn, sẽ có những thuật ngữ được các trường sử dụng để thông báo cho sinh viên biết được độ quan trọng của “gói xu” trong quá trình xét tuyển này như thế nào!

Need-blind: “Trường này “soái ca” thế!”

Những trường dán mác need-blind (không nhìn vào điều kiện) trong quá trình xét tuyển sẽ không quan tâm gia cảnh của bạn là gì, giàu nghèo ra sao, và điều kiện tài chính hoàn toàn chẳng ảnh hưởng gì đến kết quả xét tuyển của bạn. Hình thức này thường đến từ các trường có nguồn quỹ/ tài trợ “dư dả” để hỗ trợ cho sinh viên, đề cao thực lực của các bạn và có khả năng mở các chương trình cho vay vốn hoặc hỗ trợ tài chính hợp lí cho những học sinh được chọn.

Lên kế hoạch du học – Vấn đề đầu tiên có phải là “tiền đâu”? ảnh 1

Vì vậy nên đối với hình thức xét tuyển này, các ứng viên chúng ta chỉ cần tập trung vào việc “đánh bóng” cho các thành tích học tập, hoạt động ngoại khóa, cũng như những bài luận cá nhân của mình. Dẫu biết chi phí du học không phải lúc nào cũng “dễ thở”, thế nhưng những trường need-blind chính là những cánh cửa tiềm năng cho teen nhà mình để chứng tỏ khả năng của bản thân.

Thế nhưng thực tế thì cô Maura Kastberg (Giám đốc điều hành dịch vụ sinh viên) chia sẻ trên trang Unigo rằng: “Dù không quan tâm đến điều kiện tài chính hay thậm chí bạn đã được chấp nhận vào trường thì điều đó cũng không đảm bảo rằng nhu cầu tài chính của bạn sẽ được đáp ứng hoàn toàn. Bạn vẫn cần “thương lượng” với trường để có những quyết định có lợi nhất cho cả hai”.

Need-awareness: Khi tài chính là vũ khí cuối cùng

Đối với need-awareness, trường muốn thông báo với các bạn rằng điều kiện tài chính của bạn có thể là yếu tố mà trường nhìn vào để quyết định kết quả đơn của bạn. Có những “quý danh” khác được sử dụng khi mà tài chính đóng vai trò là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đơn như need-concious, need-sensitive. Ý tưởng chung nhất chính là khả năng bạn đóng được càng nhiều thì khả năng đậu của bạn sẽ được nâng lên.

Lên kế hoạch du học – Vấn đề đầu tiên có phải là “tiền đâu”? ảnh 2

Đây chính là những tấm “phao cứu sinh” của trường do hạn hẹp về nguồn quỹ không thể đáp ứng được nhu cầu của mọi sinh viên. Đối với vài trường, họ sẽ mở hẳn một số lượng “chỗ ngồi” nhất định cho những bạn dồi dào tài chính cạnh tranh trực tiếp. Còn đối với đại đa số trường còn lại, tài chính chỉ được mang lên bàn cân trong trường hợp có nhiều hơn hai ứng viên ngang tài ngang sức và đang ở vị trí “mấp mé” đậu rớt, trường không thể nhận nhiều hơn. Những lúc ấy thì khả năng “xu xèng” sẽ là món vũ khí thúc đẩy quyết định cuối cùng!

Cách “soái ca” đại học cấp “xèng” đón sinh viên

Cũng tương tự như vai trò của tài chính trong việc quyết định kết quả của bạn, mỗi trường cũng sẽ có các cách cung cấp hỗ trợ tài chính cho sinh viên khác nhau. Phổ biến nhất chính là việc cấp học bổng dựa trên trình độ học vấn (merit-based) và hỗ trợ theo điều kiện gia đình bạn (need-based)!

Học bổng học thuật merit-based: Phần thưởng cho “con nhà người ta”

Thường những học bổng học thuật sẽ được cấp hoặc từ chính trường đại học đó hoặc là từ một bên thứ ba những những trung tâm độc lập hay dưới dạng học bổng của bang, học bổng chính phủ. Đúng như cái tên của mình, học bổng này đòi hỏi ở bạn một bảng thành tích thật “sáng láng” để nổi bật bản thân mình lên giữa bể người. Loại học bổng này sẽ không quan tâm bạn cần bao nhiều tiền để đóng học phí, mà thay vào đó đã có những mức tiền cố định mà trường hoặc chính phủ quy định cho từng học bổng.

Lên kế hoạch du học – Vấn đề đầu tiên có phải là “tiền đâu”? ảnh 3

Bạn Anh Thư (18 tuổi, du học sinh Mỹ) chia sẻ: “Đối với việc xét học bổng merit-based từ trường đại học, bạn sẽ chẳng cần phải điền đơn hay giấy tờ rườm rà gì đâu! Thay vào đó trường sẽ tự động thông báo với bạn trong thư báo đậu rằng bạn đã được chọn để hỗ trợ merit-based bao nhiêu tiền đấy. Việc xét học bổng này phụ thuộc gần như hoàn toàn vào thành tích, điểm số, những hoạt động của bạn… và đôi khi đến như một niềm vui bất ngờ rất thú vị!”.

Hỗ trợ need-based: Cứ việc học, tài chính để trường lo!

Dạng cung cấp “hầu bao” từ trường cũng tương tự như việc xin hỗ trợ tài chính. Bạn sẽ phải đăng kí rằng mình cần được hỗ trợ, và hoàn thiện bộ hồ sơ kê khai tình hình tài chính gia đình mình. Vì need-based đồng nghĩa với việc trường cố gắng hết sức để đáp ứng được nhu cầu tài chính của các bạn sinh viên, một người có hơn một đồng nghĩa là người khác sẽ có ít đi một đồng, vậy nên quá trình này diễn ra cực kì kĩ lưỡng. Trong bộ hồ sơ, bạn phải cùng với gia đình mình kê khai lại những chi tiêu trong một tháng, những giấy tờ nhà, đất, hành chính cơ bản, bản kê lương, đơn đăng kí kinh doanh, số lượng xe trong nhà, số lần đi du lịch trong năm... Tất cả đều để phục vụ cho mục đích giúp trường hiểu rõ hơn về tình hình tài chính nhà bạn và góp phần xác thực những thông tin bạn cung cấp.

Lên kế hoạch du học – Vấn đề đầu tiên có phải là “tiền đâu”? ảnh 4

Thường các bạn sẽ có cơ hội đề xuất số tiền cao nhất mà gia đình bạn có thể chi trả cho việc học đại học. Lý tưởng nhất chính là trường đồng ý cho bạn đúng số tiền bạn đề xuất còn thiếu, thế nhưng vẫn có những trường hợp ngoại lệ. Thông thường trường sau khi xem xét hồ sơ tài chính của bạn sẽ tính toán và nghĩ rằng số tiền bạn cần không giống với số tiền bạn đã đề xuất và đề nghị với bạn một con số khác. Ngoài ra, trường đồng thời còn có thể đề nghị bạn với những việc làm thêm trong trường, gói mượn nợ sinh viên... Đến lúc này lại quay về việc thương lượng giữa bạn và nhà trường, thế nhưng cũng cần lưu ý rằng các trường luôn có cách giúp bạn trong những trường hợp gặp sự cố bất ngờ về tài chính (biến cố gia đình, thiên tai...),  và gói hỗ trợ từ đây có thể thay đổi theo đấy!

Chúc bạn chuẩn bị độ dày của ví thật hợp lý cho con đường du học của mình nhen!

Theo Hoa Học Trò
MỚI - NÓNG
Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi" đến với các địa danh lịch sử tại Yên Bái
Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi" đến với các địa danh lịch sử tại Yên Bái
Ngày 24/4, sau Lễ xuất quân Hành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông" năm 2024 tại Hà Nội, đoàn hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi" tuyến số 2 do đồng chí Ngô Văn Cương - Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra T.Ư Đoàn làm trưởng đoàn đã khởi hành tới các địa danh lịch sử gắn với Chiến dịch Điện Biên Phủ trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Khánh thành công trình Không gian đọc sách, tương tác và sinh hoạt Đội ở Điện Biên
Khánh thành công trình Không gian đọc sách, tương tác và sinh hoạt Đội ở Điện Biên
Trong khuôn khổ các hoạt động của Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên toàn quốc lần thứ V, năm 2024 cấp Trung ương; đồng thời phát triển văn hóa đọc, tạo sân chơi tương tác, sinh hoạt Đội cho thiếu nhi tỉnh Điện Biên, ngày 24/4/2024, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức chương trình trao tặng và bàn giao công trình “Không gian đọc sách, tương tác và sinh hoạt Đội” tại Nhà Thiếu nhi tỉnh Điện Biên.

Có thể bạn quan tâm

Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?

Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?

HHT - Nắng nóng sẽ diễn ra tại hầu hết các địa phương trên cả nước trong dịp nghỉ lễ, nếu có kế hoạch du lịch, vui chơi ngoài trời cần chú ý bảo vệ sức khỏe, tăng cường chống nắng tránh nguy cơ say nóng, đột quỵ. Thế nhưng liệu Hà Nội có nóng tới tận 41 độ C như dự báo của các ứng dụng thời tiết?