Lịch của một năm trong lịch sử bị thiếu 10 ngày, điều gì xảy ra trong 10 ngày đó?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Một số cư dân mạng đang chia sẻ hình ảnh lịch tháng 10 năm 1582, trong đó nối tiếp ngày mùng 4 không phải là ngày mùng 5 mà lại là ngày 15. Tức là 10 ngày đã “biến mất”, không được tính vào lịch. Điều gì đã xảy ra trong 10 ngày này?

Mấy ngày nay, nhiều cư dân mạng ở nước ngoài chia sẻ hình ảnh lịch của tháng 10 năm 1582, trong đó cho thấy sau ngày 4 là ngày 15, không hề có những ngày ở giữa 2 mốc đó. Việc này có thật không?

Câu trả lời là có.

Tại sao lại có sự việc kỳ lạ này?

Thực ra là không phải có sự kiện đáng sợ nào xảy ra khiến người ta muốn quên 10 ngày này đi. Mà 10 ngày này có thể nói là… không tồn tại đối với những người ở châu Âu vào năm đó (nghe càng khó hiểu hơn!).

Lịch của một năm trong lịch sử bị thiếu 10 ngày, điều gì xảy ra trong 10 ngày đó? ảnh 1

10 ngày của tháng 10 năm 1582 “biến mất” trong lịch? Ảnh: The Cultural Tutor.

Để sự việc trở nên dễ hiểu hơn thì cần gỡ từng nút một. Trong gần 1.600 năm, người châu Âu dùng lịch Julius, nếu nhìn qua thì nó không khác nhiều so với lịch Gregory (Dương lịch hay Công lịch) mà gần như cả thế giới dùng ngày nay. Lịch Julius cũng gồm 365 ngày mỗi năm, cứ 4 năm thì có một năm nhuận, Xuân phân là ngày 21/3.

Nhưng lịch Julius có một vấn đề: Nó chênh với độ dài của một năm Dương lịch là 11 phút và 14 giây.

Hơn 11 phút nghe có vẻ không đáng kể, nhưng sau hơn 1.000 năm thì con số này trở nên tương đối nhiều. Việc cứ 4 năm lại có một năm nhuận mà không có ngoại lệ khiến điểm Xuân phân dần bị đẩy lên, đến giữa những năm 1500 thì Xuân phân rơi vào ngày 11/3 thay vì 21/3. Kết quả là việc tính toán ngày lễ Phục Sinh cũng không chuẩn.

Lịch của một năm trong lịch sử bị thiếu 10 ngày, điều gì xảy ra trong 10 ngày đó? ảnh 2

Hàng ngàn người vây quanh một kim tự tháp ở Mexico để mừng Xuân phân. Ảnh: Elizabeth Ruiz/ AFP/ Getty Images.

Vì vậy, sau nhiều năm nghe tư vấn, Giáo hoàng Gregory XIII đã đồng ý áp dụng hệ thống lịch mới, là lịch Gregory mà chúng ta dùng ngày nay, kể từ tháng 2/1582. Khi chuyển lịch, 10 ngày bị gỡ bỏ khỏi tháng 10 để điểm Xuân phân được đưa trở lại ngày 21/3.

Không phải tất cả các nước đều đổi lịch ngay mà họ đổi vào những thời điểm khác nhau. Cũng may là hồi đó chưa có máy bay chứ nếu đi từ nước này sang nước khác bằng máy bay khi mà lịch mỗi nước một khác thì hẳn là rất phiền toái.

Nhưng tại sao 10 ngày của tháng 10 lại bị bỏ đi mà không phải của tháng khác? Thực ra, người ta chọn 10 ngày vào thời điểm đó là để không ảnh hưởng đến bất kỳ ngày lễ Thiên Chúa giáo nào.

Liệu trong tương lai có thể xảy ra chuyện tương tự không? Không ai có thể khẳng định được, nhưng vì đây cũng là chuyện rất hiếm nên có lẽ chúng ta không cần lo về việc đó vội đâu.

Lịch của một năm trong lịch sử bị thiếu 10 ngày, điều gì xảy ra trong 10 ngày đó? ảnh 6
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Miền Bắc tăng nhiệt, dự báo ngày 19/6 Hà Nội lại nắng nóng vượt ngưỡng 40 độ

Miền Bắc tăng nhiệt, dự báo ngày 19/6 Hà Nội lại nắng nóng vượt ngưỡng 40 độ

HHT - Miền Bắc đang bước vào giai đoạn tăng nhiệt rõ rệt. Buổi sáng trời còn nhiều mây, dịu nhẹ, nhưng từ trưa đến chiều, cảm giác oi nóng dần hiện rõ. Dự báo trong ngày 19/6, nhiều tỉnh thành, bao gồm cả Hà Nội, sẽ xuất hiện nắng nóng. Nhiệt độ cảm nhận tại Thủ đô có thể tiếp tục vượt ngưỡng 40 độ C.
Dự báo thời tiết Hà Nội: Tăng nhiệt và giảm ẩm, đến thứ Năm lại nắng nóng

Dự báo thời tiết Hà Nội: Tăng nhiệt và giảm ẩm, đến thứ Năm lại nắng nóng

HHT - Miền Bắc vẫn đang còn mưa dông nhưng ở nhiều tỉnh thành, bao gồm Thủ đô Hà Nội, trời bắt đầu nóng dần lên và lại là cái nóng rất oi bức do độ ẩm cao. Dự báo trong vài ngày tới, ở Hà Nội thì nhiệt độ tăng dần còn độ ẩm giảm dần, khả năng là sẽ có ít nhất 1 - 2 ngày nắng nóng với nhiệt độ cảm nhận có thể lại hơn 40 độ C.
Nhiều nơi ở miền Bắc vẫn mưa dông, Hà Nội có khả năng sắp nắng nóng tiếp

Nhiều nơi ở miền Bắc vẫn mưa dông, Hà Nội có khả năng sắp nắng nóng tiếp

HHT - Những cụm mây mang mưa dông đã khiến nắng nóng ở nhiều tỉnh thành miền Bắc chấm dứt, tuy nhiên mưa to ở một số nơi cũng gây ảnh hưởng đến đời sống nói chung. Trong những ngày tới, mưa dông rải rác tiếp tục diễn ra ở miền Bắc nhưng dự báo là thu hẹp về phạm vi. Còn Thủ đô Hà Nội có thể lại sắp nắng nóng.