Mẹo tự cứu sống bản thân trong những tai nạn thường gặp

Mẹo tự cứu sống bản thân trong những tai nạn thường gặp
HHT - Một thợ bơi giỏi có thể chết đuối nếu không thoát thân đúng cách khi gặp dòng chảy rút xa bờ.

1.Dòng chảy rút xa bờ

Mẹo tự cứu sống bản thân trong những tai nạn thường gặp ảnh 1

Dòng chảy rút xa bờ là dòng chảy mạnh di chuyển từ bờ biển ra ngoài khơi xa. Đây có thể là tử địa cho bất kỳ ai, dù là người bơi rất giỏi, nếu không biết kỹ năng thoát hiểm.

Dòng chảy rút xa bờ sẽ nhấn chìm bạn nếu cố gắng bơi ngược chiều dòng nước rút. Thay vào đó, để tăng cơ hội thoát nạn, bạn phải bơi song song với bờ biển. Khi gặp phải dòng chảy, nên bình tĩnh để bơi sang ngang cho đến khi bạn thấy an toàn.

Khi có cảm giác thoát khỏi vùng nguy hiểm, hãy bơi vào bờ vì những dòng chảy xa bờ có chiều hướng hoạt động thành vòng tròn lặp lại.

2. Bị hóc

Mẹo tự cứu sống bản thân trong những tai nạn thường gặp ảnh 2

Chúng ta thường vỗ vào lưng ai đó khi họ bị hóc. Tuy nhiên, một phương pháp khác hiệu quả và an toàn hơn mà ít người làm. Đứng phía sau nạn nhân, vòng tay ôm lấy họ. Nên để tay thấp hơn ngực, cao hơn rốn. Một ngón cái nên cong ra và ép thẳng vào bụng người hóc.

Mẹo tự cứu sống bản thân trong những tai nạn thường gặp ảnh 3

Tiếp theo, ấn thật mạnh, nhanh và có chiều hướng đẩy lên trên. Nhờ đó, dị vật có thể được nạn nhân ho bật ra ngoài.

3. Điện giật

Mẹo tự cứu sống bản thân trong những tai nạn thường gặp ảnh 4

Nếu một người gần bạn bị điện giật, đừng cố kéo họ ra khỏi nguồn điện bằng tay trần. Hành động đó còn đe dọa cả tính mạng của chính bạn.

Mẹo tự cứu sống bản thân trong những tai nạn thường gặp ảnh 5

Nhanh chóng rút thiết bị điện ra khỏi ổ cắm. Đẩy nạn nhân ra xa thiết bị bằng một vật cách điện. Bạn có thể dùng một thanh gỗ, que nhựa hoặc đeo găng tay cao su để làm việc trên. Nếu nguy hiểm qua đi, không động vào người nạn nhân và gọi xe cấp cứu.

4. Bỏng

Mẹo tự cứu sống bản thân trong những tai nạn thường gặp ảnh 6

Nhiều người mặc định sẽ thoa kem hoặc thậm chí bơ lên vùng bị bỏng ngay sau khi xảy ra sự cố. Các bác sĩ khuyến cao không nên như vậy vì có thể gây nhiễm trùng vùng da bị tổn thương.

Mẹo tự cứu sống bản thân trong những tai nạn thường gặp ảnh 7

Sau khi bị bỏng, nên làm mát vùng da bằng nước lạnh hoặc đá. Nếu rộp da xuất hiện, không nên chọc thủng vết rộp hay xả nước vào khu vực đó vì tăng nguy cơ nhiễm trùng. Lúc này, nên sử dụng băng gạc để băng vết thương rồi tới gặp bác sĩ.

5. Chảy máu từ động mạch, tĩnh mạch

Mẹo tự cứu sống bản thân trong những tai nạn thường gặp ảnh 8

Cách xử lý chảy máu động mạch và tĩnh mạch về cơ bản là khác nhau do áp suất trong tĩnh mạch thấp hơn nhiều so với động mạch. Máu chảy động mạch thường nguy hiểm và khó xử lý hơn.

Biểu hiện, chảy máu tĩnh mạch thì máu chảy khá nhiều và nhanh, trong khi chảy máu động mạch lại nhiều, mạnh, thành tia. Do vậy, cách xử lý đối với chảy máu tĩnh mạch là có thể sơ cứu cầm máu như bình thường (nếu máu còn chảy thì đưa vào bệnh viện).

Chảy máu động mạch, bạn cần ngăn máu chảy từ các mạch máu xuống, rồi nhanh chóng đưa đến bệnh viện.

6. Vết thâm tím

Mẹo tự cứu sống bản thân trong những tai nạn thường gặp ảnh 9

Với vết thương bị thâm tím, không hở, điều quan trọng là hạ nhiệt khu vực bị tác động. Ví như, để túi chườm đá lên vùng tím trong 15-20 phút.

Nếu khu vực bị thương bắt đầu sưng tấy, bạn có thể băng bằng băng gạc co giãn, rồi tới phòng cấp cứu.

7. Bị choáng ở đầu

Mẹo tự cứu sống bản thân trong những tai nạn thường gặp ảnh 10

Nếu bị choáng, quy trình nên là gọi xe cấp cứu trước tiên. Trong lúc chờ đợi, nên để nạn nhân ngồi ở tư thế nửa nằm, nới rộng cạp quần. Nếu họ thấy khát, thì nên uống nước hoặc trà ngọt. Không sử dụng thuốc aspirin để giảm đau đầu.

8. Chảy máu mũi

Mẹo tự cứu sống bản thân trong những tai nạn thường gặp ảnh 11

Tuyệt đối không ngửa mặt lên để hy vọng máu mũi ngừng chảy. Thay vào đó, bạn nên cúi đầu xuống, lấy tay bịt mũi trong 10-15 phút. Nếu cần thiết, sử dụng thêm bông nhét vào mũi để giúp cầm máu nhanh hơn.

30 phút trôi qua, máu vẫn không cầm, bạn nên nghĩ đến việc đi cấp cứu.

9. Bị bọ, ve đốt

Mẹo tự cứu sống bản thân trong những tai nạn thường gặp ảnh 12

Nếu phát hiện bọ hay ve đốt, đừng vội đổ dầu lên nó. Làm như vậy, con côn trùng ngạt thở, nghĩa là bạn không thể xem vết đốt đó có gây nhiễm trùng hay không.

Mẹo tự cứu sống bản thân trong những tai nạn thường gặp ảnh 13

Lúc này, nên lấy côn trùng ra bằng nhíp chuyên dụng. Nếu không có, đừng nên lấy tay bắt chúng ra, hãy nhờ tới sự giúp đỡ của bác sĩ. Đặc biệt, điều đó là cần thiết nếu sau vài giờ bị cắn, dấu hiệu sốt hoặc sưng đỏ xuất hiện.

Theo ione.vnexpress.net
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm