Nạn nhân từng làm tại cơ sở lừa đảo ở Campuchia kể về tiền lương và các mức phạt

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Một phụ nữ người Indonesia đã kể cụ thể về việc cô bị lừa đưa sang Campuchia khi muốn tìm việc làm. Tại đó, cô phải làm công việc gì, được trả lương bao nhiêu và có thể bị phạt ra sao?

Các trung tâm lừa đảo ở một số nước châu Á thường buôn bán người từ nhiều nước khác nhau để thuận tiện cho việc lừa đảo bằng nhiều ngôn ngữ. Mới đây, cô Dewi Setia Budi, 33 tuổi, ở thành phố Yogyakarta (Indonesia) đã kể lại việc cô bị lừa đưa sang Campuchia dù được hứa là đi làm việc ở Thái Lan.

Cụ thể, cô Dewi đã đăng thông tin tìm việc trên Facebook, ghi rõ những kỹ năng và kinh nghiệm từ những công việc trước đây ở Singapore và Malaysia.

“Tôi được một người Indonesia tên là Nurhasanah, thường gọi là Ani, liên lạc và nói là có việc làm cho tôi” - Dewi kể với trang RRI của Indonesia.

Ani nói Dewi có thể đến làm việc ở nhà hàng tại Thái Lan với mức lương 12 triệu rupiah (hơn 18 triệu đồng). Ani còn gửi ảnh nhà hàng cho Dewi xem, thậm chí còn phỏng vấn cô (qua mạng).

Sau đó, Dewi được đưa vào một nhóm chat của nhà hàng (thực ra gồm các thành viên của nhóm lừa đảo nhưng giả vờ làm nhân viên nhà hàng). Bọn họ khẳng định công việc này là có thật.

Nạn nhân từng làm tại cơ sở lừa đảo ở Campuchia kể về tiền lương và các mức phạt ảnh 1

Dewi. Ảnh: Diva Rifdah Puspitaningnala/ RRI.

Ngày 20/4/2024, Dewi quyết định rời Yogyakarta để đến Malaysia. Ngày 21/4, cô được đưa vé máy bay đến Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam). Ani thậm chí còn đưa cô 1 triệu rupiah (gần 1,6 triệu đồng). Dewi không biết tại sao mình được đưa vé đến Việt Nam nhưng vẫn tin tưởng Ani.

Khi đến TP. HCM, Dewi được ô tô đón và đưa đến cửa khẩu Mộc Bài ở biên giới Việt Nam - Campuchia.

Sau đó, Dewi bị đưa qua biên giới, thu hộ chiếu “để làm visa” và bị dẫn đến một khu chợ ở thành phố Bavet (tỉnh Svay Rieng, Campuchia), rồi được một người đón - hóa ra người này là sếp của Ani.

Cuối cùng, Dewi bị đưa tới một nơi xa xôi với nhiều tòa nhà. Người ta dẫn cô vào một tòa nhà 5 tầng, được canh gác cẩn mật. Lúc này, cô mới gặp mặt Ani. Cô được bảo cứ ăn uống, nghỉ ngơi, tắm rửa, rồi được đưa lên tầng 3.

Dewi không thấy có nhà hàng nào mà bị đưa vào một căn phòng có nhiều người Indonesia và một số máy vi tính.

Ban đầu, Dewi nói cô không biết dùng máy tính. Nhưng những người ở đó hướng dẫn cô gõ bàn phím dưới sự giám sát của quản lý.

Nạn nhân từng làm tại cơ sở lừa đảo ở Campuchia kể về tiền lương và các mức phạt ảnh 2

Có công dân của ít nhất 17 nước tham gia vào các hoạt động lừa đảo ở Campuchia, theo trang Khmer Times. Ảnh: Cảnh sát Campuchia.

Sau đó, Dewi được đưa vào một nhóm Telegram để bắt đầu công việc lừa đảo. Trong nhóm có Dewi, 2 người đàn ông và những "nạn nhân tiềm năng".

Dewi kể, cô và những người Indonesia khác lừa đảo theo nhiều kiểu, bao gồm cả lừa trên TikTok. Mỗi “nhân viên” được giao cho 2 máy vi tính để làm việc.

Dewi làm việc ở đó 6 tháng. Mỗi nhóm có “định mức” mỗi ngày là phải lừa được 609 đôla Mỹ (hơn 15 triệu đồng). “Định mức” tháng là khoảng 468 triệu đồng, nếu vậy thì được nhận toàn bộ lương là 800 đôla Mỹ (khoảng 20 triệu đồng). Nếu nhóm chỉ lừa được khoảng 156 triệu đồng thì sẽ không được trả lương.

Theo Dewi, nhóm phải làm việc hằng ngày, từ sáng đến tối. Vào nhà vệ sinh mà hơn 10 phút thì bị phạt khoảng 234.000 đồng và mỗi người chỉ được vào nhà vệ sinh nhiều nhất 5 lần/ngày.

Nếu “nhân viên” bắt đầu làm việc muộn 5 phút thì cũng bị trừ lương. Họ được cho ăn 3 bữa/ngày, nhưng thức ăn khá “khác thường”, gồm những món như ếch và chim. “Nhân viên” phải vừa ăn vừa làm việc.

“Nhân viên” ở đó không bao giờ nhận được toàn bộ lương, Dewi kể. Cô cũng chỉ nhận được nhiều nhất là 6 triệu rupiah/tháng (9,3 triệu đồng).

Nạn nhân từng làm tại cơ sở lừa đảo ở Campuchia kể về tiền lương và các mức phạt ảnh 3

Cảnh sát Thái Lan cũng đã có nhiều hoạt động để chống lừa đảo xuyên biên giới. Ảnh: Government House.

Dewi đã được cảnh sát giải thoát vào tháng 11/2024, rồi cuối cùng đã được về Indonesia. Cô kết luận: “Tôi muốn gửi một thông điệp quen thuộc nhưng nhiều người vẫn chưa nhớ rõ, đó là đừng bị cám dỗ bởi những mức lương cao. Nếu bạn được mời làm việc, đặc biệt là công việc ở nước ngoài, hãy liên lạc với các cơ quan chức năng để nắm thông tin về công ty đã”.

Nạn nhân từng làm tại cơ sở lừa đảo ở Campuchia kể về tiền lương và các mức phạt ảnh 7
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tổng duyệt Đại lễ 30/4: Khi hòa bình được viết nên từ bản hòa ca của nhân dân và chiến sĩ

Tổng duyệt Đại lễ 30/4: Khi hòa bình được viết nên từ bản hòa ca của nhân dân và chiến sĩ

HHT - Trong ngày tổng duyệt Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, hàng nghìn người dân đã đổ về các tuyến đường trung tâm TP.HCM từ nửa đêm để chờ đón những khoảnh khắc diễu binh, diễu hành đầy tự hào. Giữa không khí ngập sắc cờ đỏ sao vàng, từng tiếng hát, từng lời hô càng thêm vang vọng hào khí của ngày hội non sông.
Người trẻ tham gia chiến dịch A50: 5 tháng luyện tập để vinh dự đi trong vòng tay nhân dân

Người trẻ tham gia chiến dịch A50: 5 tháng luyện tập để vinh dự đi trong vòng tay nhân dân

HHT - Những ngày cuối tháng 4 này, TP.HCM rợp bóng cờ hoa và tràn ngập không khí hào hùng, khi từng bước chân của các chiến sĩ trẻ hòa cùng tiếng reo hò của người dân, chuẩn bị cho Đại lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (chiến dịch A50). Giữa không khí thiêng liêng ấy, mỗi câu chuyện nhỏ từ những thành viên tham gia diễu binh lại càng làm sống động hơn tình yêu nước và niềm tự hào dân tộc.
Hình ảnh xúc động Sơ duyệt đại lễ 30/4: Khối đứng nghiêm trang trong mưa, khối diễu binh đi cùng nhân dân

Hình ảnh xúc động Sơ duyệt đại lễ 30/4: Khối đứng nghiêm trang trong mưa, khối diễu binh đi cùng nhân dân

HHT - Bất chấp cơn mưa bất chợt giữa lòng thành phố, buổi Sơ duyệt cho Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vẫn diễn ra trong không khí trang nghiêm, xúc động. Hàng ngàn người dân đã có mặt từ sớm, cùng các lực lượng tham gia diễu binh tạo nên một khoảnh khắc đáng nhớ, nơi từng ánh mắt, từng bước chân đều lặng thầm nói lên niềm tự hào dân tộc.