Netizen đồng cảm với nam sinh nhảy từ tầng 3 xuống do bị giễu cợt: Trò đùa có thể gây ra tai họa

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Trước thông tin một học sinh lớp 9 ở Hà Nội đã nhảy từ tầng 3 xuống do bị bạn bè giễu cợt, không ít netizen đều thể hiện thái độ bức xúc trước trò đùa cực kỳ kém duyên của những người bạn này. 

Vào ngày 21/10, trong tiết học Thể dục, do trời mưa không học được ngoài trời nên nam sinh H.X.Q (học sinh trường THCS Đức Giang, huyện Hoài Đức, Hà Nội) đang đứng xem các bạn đánh cờ vua thì một số bạn ra trêu đùa bằng cách tụt quần nhau. Sự việc ngay sau đó đã bị thầy giáo Thể dục chứng kiến và bắt tất cả các học sinh này phải xin lỗi, làm hòa với nhau.

Tuy nhiên, ở tiết học tiếp theo, nam sinh này vẫn tiếp tục bị các bạn xung quanh cười nói, chế giễu khiến Q. sau đó vì quá phẫn uất đã nhảy xuống từ tầng 3 của trường. Sau khi được nhà trường đưa đi cấp cứu, Q. được chẩn đoán bị gãy tay, gãy chân, vỡ xương chậu, nhưng rất may không nguy hiểm đến tính mạng. Nhà trường cũng đã trình báo sự việc lên Phòng GD&ĐT huyện Hoài Đức và đang chờ kết quả xác minh của cơ quan chức năng.

Netizen đồng cảm với nam sinh nhảy từ tầng 3 xuống do bị giễu cợt: Trò đùa có thể gây ra tai họa ảnh 1

Hiện H.X.Q vẫn đang được điều trị tại bệnh viện do bị chấn thương nặng.

Theo báo Dân Trí, gia đình nam sinh Q. mong muốn nhà trường, bạn học thông cảm, động viên để con mình vượt qua được ám ảnh tâm lý cả khi dưỡng thương và sau khi trở lại trường.

Đùa thì vui một chút, nhưng đau thì rất dài

Câu chuyện của Q. đã thu hút sự chú ý của nhiều người. Trên nền tảng mạng xã hội, không ít netizen đã bày tỏ thái độ bức xúc, đồng thời thể hiện sự đồng cảm với nam sinh này khi vô tình trở thành nạn nhân của những trò đùa tai hại.

Netizen đồng cảm với nam sinh nhảy từ tầng 3 xuống do bị giễu cợt: Trò đùa có thể gây ra tai họa ảnh 2

Nỗi đau từ những trò đùa, trêu chọc cũng dai dẳng như việc liên tục bị bắt nạt.

Người dùng mạng M.Đức chia sẻ, bản thân anh cảm thấy vô cùng đau lòng và giận dữ, nhất là khi đọc được những bình luận như "trêu thế thôi mà cũng làm vậy". Anh cho biết chính mình cũng từng là đối tượng trêu đùa của các bạn học, và "nếu không trải qua những uất ức kiểu như vậy, mọi người không biết nó kinh khủng tới nhường nào."

"Mình không biết em nam sinh lớp 9 kia đã trải qua cảm xúc gì - nhưng mình của 14, 15 năm trước ấy đứng chôn chân ở đó trong khi xung quanh là những tiếng cười... Những đứa bắt nạt như vậy sẽ không bao giờ bị “call out” (phê bình - PV) và đôi khi người bị phán xét lại là những đứa như mình: Không biết đùa, nhạy cảm, chuyện chẳng có gì, không hoà đồng với lớp, lập dị… bạn có thể kể thêm rất nhiều cái tên khác. Bố mẹ chỉ nói "chừng nào nó đánh mày thì hẵng mách tao."

Netizen đồng cảm với nam sinh nhảy từ tầng 3 xuống do bị giễu cợt: Trò đùa có thể gây ra tai họa ảnh 3

Chia sẻ của anh Minh Đức đã nhận được nhiều lượt đồng cảm của netizen.

Chúng ta thường ưu tiên bạo lực thể chất hơn lời đùa

Đứng từ góc độ của phụ huynh cũng có con đang độ tuổi cấp Hai, cô Minh Thùy (TP.HCM) nhìn nhận: "Thông thường, phụ huynh và nhà trường sẽ chú ý hơn đến việc bắt nạt học đường bằng hành vi bạo lực hơn là những trò đùa. Bản thân các con cũng rất ít khi kể về những trò đùa này, trong khi đây mới là khơi mào của bạo lực học đường hay các mâu thuẫn khác. Tâm lý của các bạn học sinh bây giờ thay đổi rất nhiều, những lời đùa cũng kém duyên hơn, và ảnh hưởng cũng nặng nề hơn. Lời xin lỗi và giảng hòa chỉ là làm theo yêu cầu của giáo viên, chứ không hề ngăn được câu chuyện tiếp diễn."

Netizen đồng cảm với nam sinh nhảy từ tầng 3 xuống do bị giễu cợt: Trò đùa có thể gây ra tai họa ảnh 6
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tuyển sinh 2024: Thi thử vào lớp 10, bao nhiêu là đủ và thi vào lúc nào là phù hợp?

Tuyển sinh 2024: Thi thử vào lớp 10, bao nhiêu là đủ và thi vào lúc nào là phù hợp?

HHT - Chỉ còn vài tháng nữa là kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2024 sẽ chính thức diễn ra, kéo theo đó là cuộc “chạy đua” thi thử để kiểm tra và đánh giá năng lực, cũng như rèn luyện áp lực cho thí sinh trở nên “nóng” hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, thi thử bao nhiêu là đủ và thi thử vào thời gian nào là phù hợp ?