Nếu những bộ đồ bạc tỉ biết “nói năng”, chúng sẽ “nói” điều gì?

Nếu những bộ đồ bạc tỉ biết “nói năng”, chúng sẽ “nói” điều gì?
HHT - Đoạn clip “Các bạn trẻ mặc hơn nửa tỷ khi đi SNEAKER FEST 2018”. xây dựng dựa trên trào lưu “How much is your outfit worth?” (Bộ đồ của bạn đáng giá bao nhiêu?). Và hàng loạt những cuộc tranh cãi nảy lửa đã nổ ra từ chủ đề này.

Lắng nghe tiếng nói từ diện mạo… ngôi sao

Dù khăng khăng khẳng định rằng đừng trông mặt mà bắt hình dong, thì bộ đồ bạn mặc trên người luôn thể hiện BẠN LÀ AI.

Nếu khoác lên mình một bộ đồ đơn giản, bạn có thể là một người theo chủ nghĩa minimalism, hay bạn mặc layers chỉn chu thì hẳn bạn là một người trau chuốt về ngoại hình. Thậm chí quần áo có thể nói lên tâm trạng, các mối quan tâm, thậm chí nói lên được tối thiểu việc bạn có quan tâm tới thời trang hay không. Nên bạn không thể phán xét việc người khác mặc gì và có những sở thích ra sao, nhưng bạn vẫn có thể nhận xét một người qua đồ họ mặc.

Nếu những bộ đồ bạc tỉ biết “nói năng”, chúng sẽ “nói” điều gì? ảnh 1

Có kinh nghiệm làm việc trong ngành công nghiệp thời trang, đặc biệt phân khúc trung - cao cấp và siêu cao cấp, Blogger Giang Ơi không ngần ngại bày tỏ quan điểm trong tâm điểm của những lời chỉ trích: “Khi bạn mua một món đồ thời trang đắt tiền, đúng là một phần lớn trong số đó nằm ở chi phí thương hiệu. Những hãng cao cấp họ bỏ rất nhiều tiền để tổ chức show, trang trí cửa hàng, xây dựng thương hiệu cũng như mua giấy hiệu ứng nhung xịn mát để gói đồ bạn sờ cho sướng tay”. Chị cũng cho rằng “xấu đẹp phụ thuộc vào sở thích cá nhân, phông văn hoá và gu thẩm mỹ của mỗi người, tiền không liên quan, ai có nhiêu xài nhiêu việc của họ”. 

“Những đứa trẻ giàu có” và ý thức hệ sắm sửa

Theo CNBC, trong một cuộc thăm dò của Nielsen thực hiện tại 58 quốc gia, Việt Nam có tỷ lệ người chuộng hàng hiệu cao thứ 3 thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ. Con số này đã nói lên việc, người Việt thường có tâm lý thích sử dụng sản phẩm đến từ các thương hiệu nổi tiếng, sở hữu các mặt hàng xa xỉ. Trong một nghiên cứu của giáo sư Jeahee Jung (Đại học Dealware) được công bố trên tạp chí Psychology & Marketing cho thấy những nước phương Tây chuộng hàng hiệu vì độc quyền, sang trọng và quý phái.

Nếu những bộ đồ bạc tỉ biết “nói năng”, chúng sẽ “nói” điều gì? ảnh 2

Điều này là dễ hiểu tâm lý của chúng ta đều thích sở hữu những sản phẩm cao cấp, đặc biệt với các bạn trẻ mong muốn thể hiện bản thân chất và sành điệu, không ít người chịu chi vài triệu đến hàng chục triệu để “tậu” những mốt quần áo mới nhất trên thế giới. Chúng ta ít biết được rằng, thế hệ trẻ bây giờ đã khác xưa rất nhiều. Không ít bạn trẻ khởi nghiệp từ rất sớm qua việc kinh doanh trên mạng, việc kiếm một số tiền để mua những món hàng hiệu ấy không hẳn là quá khó. Với những gia đình có điều kiện, cha mẹ luôn muốn những điều tốt đẹp nhất, việc họ sắm cho con mình bộ đồ vài triệu chẳng đáng bao nhiêu so với tài chính họ nắm giữ.

Trở lại vài tháng trước đây, một cuộc tranh cãi “giá trị thương hiệu” về trà sữa cũng được đem lên bàn cân để so sánh. Tại sao giới trẻ có thể sẵn sàng bỏ ra vài trăm nghìn thay vì có thể chi ít hơn gấp 4,5 lần cho một ly trà sữa thông thường? Hàng hiệu cũng thế, bạn muốn dùng số tiền của mình để đổi lại được sự tin cậy, sự an tâm khi sử dụng sản phẩm, chăm sóc khách hàng tốt thì chẳng bao nhiêu nếu bạn hoàn toàn đủ khả năng chi trả.

Giáo sư Justin (ĐH RMIT, ngành Truyền thông chuyên nghiệp) chia sẻ: “Khi bạn mua một món đồ thì quan hệ của bạn với công ty không bao giờ là mối tương quan song song, có nghĩa là nếu công ty không lời thì họ sẽ phá sản. Thế nhưng đó là một mối quan hệ công bằng khi bạn nhận được niềm vui, hạnh phúc và sự tin tưởng. Bạn sẵn sàng bỏ tiền ra để mua những giá trị không đong đếm được!”.

Nếu những bộ đồ bạc tỉ biết “nói năng”, chúng sẽ “nói” điều gì? ảnh 3

Chi hay không chi nói đi ngại gì?!

“Cái sai duy nhất trong câu chuyện này thuộc về tất-cả-chúng-ta, khi lấy tiền làm thước đo để so sánh, người này có hơn người kia hay không” - nhạc sĩ Lê Đức Hùng đã có bài bình luận về cuộc tranh luận “con nhà giàu” này. 

“Đừng dạy nhà giàu cách tiêu tiền”, câu nói nửa đùa nửa thật được chia sẻ suốt thời gian vừa qua. Nhiều bình luận cho rằng những bạn trẻ ý thức được những gì mình theo đuổi, ý thức được những món đồ ấy giá trị thế nào. Một phần vì các bạn trẻ quá thật thà, được hỏi và trả lời chứ không hề có suy nghĩ khoe khoang hay ý định câu like gì cả. Những người trong cuộc cũng cho rằng: “Họ diện và họ cho là đẹp, làm điều họ thích, như vậy là ổn rồi, còn người ngoài không hiểu cứ phản ánh tiêu cực”. Hay người thân một bạn nữ trong clip nêu quan điểm: “Mình cảm thấy việc làm clip kiểu này ở Việt Nam không phù hợp với văn hoá người Việt nên dễ gặp ý kiến trái chiều, còn ở Tây đây là việc khá bình thường”.

Có những người chọn cho mình niềm vui bằng cách nhìn ngắm con số trong tài khoản ngân hàng của họ liên tục tăng trưởng. Bên cạnh đó, có những người lại chẳng muốn dành dụm mà chỉ muốn dùng hết số tiền mình có để mua trải nghiệm, mua niềm vui. Bất kể là chi hay không chi, thì quyết định của mỗi người đều được xây dựng bởi tiêu chí hạnh phúc riêng. Những phụ huynh phẫn nộ và bức xúc với cách “xả tiền” của thế hệ con cháu cũng có lý riêng khi quan niệm làm giàu đời sống tinh thần của họ khác hẳn giới trẻ.

Nếu những bộ đồ bạc tỉ biết “nói năng”, chúng sẽ “nói” điều gì? ảnh 4

Quan trọng là, ham muốn khoác lên mình một bộ đồ bạc tỷ là động lực để bạn không ngừng vươn lên, sống tích cực hơn. Hay chúng lại là giá trị duy nhất mà bạn có, là chiếc cùm vật chất khiến bạn ngủ quên trong nhung lụa. Để rồi tới khi cuộc sống đặt vào bạn những thách thức, thử lửa bạn bằng những khó khăn thất bại, bạn sẽ không biết phải làm cách nào để đối mặt.

Theo Trích HHT 1268
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Dubai cảnh báo khẩn vì bất ngờ hứng lượng mưa bằng 2 năm chỉ trong một ngày

Dubai cảnh báo khẩn vì bất ngờ hứng lượng mưa bằng 2 năm chỉ trong một ngày

HHT - Bình thường vẫn nóng và khô theo kiểu sa mạc, thậm chí vài hôm trước vẫn rất nóng bức, nhưng rồi thành phố Dubai (UAE) bất ngờ có mưa to. Mưa nhiều đến mức lượng mưa trong một ngày bằng tổng lượng mưa ở đây trong 2 năm, gây rất nhiều khó khăn cho cuộc sống của người dân vốn không quen với mưa thế này.
Cùng ở miền Bắc nhưng nhiệt độ tại Sơn La lại chênh lệch rất lớn so với Hà Nội

Cùng ở miền Bắc nhưng nhiệt độ tại Sơn La lại chênh lệch rất lớn so với Hà Nội

HHT - Nắng nóng tiếp tục diễn ra gay gắt tại nhiều nơi trên cả nước, trong đó có các tỉnh Tây Bắc Bộ. Tại Yên Châu (Sơn La), mức nhiệt đo được lúc 13h lên đến 41,7 độ C. Trong khi đó, Đông Bắc Bộ có nền nhiệt duy trì ngưỡng cao nhất khoảng 29-32 độ C. Vì sao lại có sự khác biệt rõ rệt này?