Nghe chuyên gia mách nước, Gen Z không nên im lặng khi "sập bẫy" việc làm ngày Tết

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Đã có rất nhiều câu chuyện sinh viên bị rơi vào “bẫy” lừa đảo việc làm dịp Tết, để tỉnh táo tránh những “cú lừa” tinh vi, hãy cùng nghe các chuyên gia “mách nước” phân biệt việc làm thật - giả và cần làm gì nếu không may bị mắc “bẫy”. 

Lợi dụng tâm lý sinh viên được nghỉ Tết sớm, muốn kiếm việc làm tạm thời để “dư dả” sắm Tết, rất nhiều chiêu trò lừa đảo tinh vi đã được tung ra khiến nhiều bạn mắc “bẫy”. Để cảnh báo và ngăn chặn thực trạng lừa đảo việc làm dịp cuối năm, mới đây, tại trường Đại học Nguyễn Tất Thành (cơ sở Quận 4, TP.HCM), Đoàn trường Đại học Nguyễn Tất Thành phối hợp cùng Chi Đoàn BĐD báo Tiền Phong tại TP.HCM và Trung tâm Hỗ trợ Học sinh, sinh viên TP.HCM tổ chức buổi tọa đàm “Giúp sinh viên tránh bẫy việc làm dịp Tết”.

Nhận diện lừa đảo việc làm

Những chiêu trò lừa đảo vô cùng tinh vi, nếu không tỉnh táo sẽ không thể phân biệt được đâu là thật đâu là giả vì thế đã có không ít các bạn sinh viên trở thành nạn nhân của những chiêu trò này. Thượng úy Vũ Mạnh Tuấn - Phó Bí thư Đoàn Thanh niên trường Cao đẳng Cảnh sát Nhân dân 2 cho rằng điều khiến các bạn sinh viên mắc “bẫy” chính là “mồi nhử” hấp dẫn, chỉ trong thời gian ngắn đã có thể kiếm được kha khá với các gói nhiệm vụ thưởng “lãi hoa hồng” tăng dần.

Nghe chuyên gia mách nước, Gen Z không nên im lặng khi "sập bẫy" việc làm ngày Tết ảnh 1

Hai diễn giả cùng với sự dẫn dắt của nhà báo Nguyễn Dũng - báo Tiền Phong (bên trái) trong buổi tọa đàm.

“Mình đi làm thêm, có người gửi qua Facebook với tin nhắn cần tuyển sinh viên làm thêm ở quán này và gửi chi tiết thông tin về địa điểm, mức lương. Tuy nhiên, khi đến đó thì có một người khác ra mời chào kinh doanh dưới hình thức đa cấp. Sau đó, mình được hẹn đến buổi hội nghị và bắt nộp 200.000 đồng để chuộc lại CCCD mà họ giữ trước đó. Bên trong trụ sở rất hoành tráng, có rất nhiều sinh viên của các trường khác, mình phát hiện là lừa đảo và trốn được ra ngoài” - bạn Tuyết (K19, ngành Công nghệ Thực phẩm, trường ĐH Nguyễn Tất Thành) từng mắc “bẫy” lừa đảo việc làm chia sẻ.

Một trong số những hình thức của những “việc làm thêm” này là nhờ đặt đơn hàng với số tiền lúc đầu chỉ là những món có giá vài chục ngàn đồng, nạn nhân vẫn có thể nhận được cả vốn lẫn lãi cho mỗi đơn hàng mình chốt. Cuối cùng, khi đơn hàng lên đến hàng triệu, hàng chục triệu đồng... các bạn sinh viên không còn đủ khả năng trả nữa thì nhóm lừa đảo cũng biến mất.

Nghe chuyên gia mách nước, Gen Z không nên im lặng khi "sập bẫy" việc làm ngày Tết ảnh 2

Rất nhiều sinh viên tham gia buổi tọa đàm để có thể trang bị kiến thức giúp tránh các chiêu trò lừa đảo.

Hay với các bạn nữ, sẽ có những “việc nhẹ lương cao” vô cùng hấp dẫn như xâu chuỗi hạt, lắp ruột bút bi, tranh thêu chữ thập tại nhà... và để “tranh” được công việc này thì phải đặt cọc trước. Thế nhưng “đời không như mơ”, các bạn có thể sẽ nhận được sản phẩm kém chất lượng và không đòi được tiền cọc hay tiền công hay kém may mắn hơn thì không nhận được hàng cũng không đòi được cọc.

Nghe chuyên gia mách nước, Gen Z không nên im lặng khi "sập bẫy" việc làm ngày Tết ảnh 3

Chưa dừng lại ở đó, những “việc làm” lừa đảo này còn rất nhiều hình thức khác nhau như đăng ký khoá học online, CTV online viết tại nhà, với công việc viết theo mẫu và cho thêm vài ý là sẽ nhận được 50.000 - 100.000 đồng/ bài, nhân viên nhập dữ liệu đánh máy, gõ mã captcha… thế nhưng các bạn sẽ được yêu cầu gửi phí trước khi nhận việc. Hầu như tất cả các việc làm đều được đăng tải trên các trang web tràn lan, không chính thống và tin tuyển dụng cũng vô cùng sơ sài, thiếu uy tín.

Khi phát hiện ra “sập bẫy” cần làm gì?

Nhận ra mình bị lừa đảo, tâm lý sợ hãi, hoang mang, xấu hổ khi mình bị lừa khiến cho các bạn trẻ lựa chọn im lặng hoặc chấp nhận "của đi thay người" trước các “bẫy” việc làm. Thế nhưng các bạn nên thông tin lại cho người thân, không nên chống trả mà tỉnh táo và bình tĩnh xử lý.

Nghe chuyên gia mách nước, Gen Z không nên im lặng khi "sập bẫy" việc làm ngày Tết ảnh 4

Buổi tọa đàm đã giúp nâng cao cảnh giác cho các bạn sinh viên.

“Mỗi bạn trẻ nên là một tuyên truyền viên, một cảnh tỉnh viên để tuyên truyền cho những người xung quanh không mắc vào những “bẫy” lừa” - Thượng úy Tuấn nhấn mạnh.

Để tránh các “bẫy việc làm”, hãy nằm lòng những lưu ý sau:

- Đọc tin tuyển dụng ở các website chính thống, kiểm tra thông tin kỹ càng.

- Nếu mức lương cao hơn bình thường cũng cần lưu ý.

- Luôn có lời chào mời hấp dẫn: những cụm từ được sử dụng “việc nhẹ lương cao”, “cần gấp”, “không yêu cầu kinh nghiệm”...

- Không yêu cầu kinh nghiệm, thử việc, có thể đi làm ngay.

Nghe chuyên gia mách nước, Gen Z không nên im lặng khi "sập bẫy" việc làm ngày Tết ảnh 8
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Dubai cảnh báo khẩn vì bất ngờ hứng lượng mưa bằng 2 năm chỉ trong một ngày

Dubai cảnh báo khẩn vì bất ngờ hứng lượng mưa bằng 2 năm chỉ trong một ngày

HHT - Bình thường vẫn nóng và khô theo kiểu sa mạc, thậm chí vài hôm trước vẫn rất nóng bức, nhưng rồi thành phố Dubai (UAE) bất ngờ có mưa to. Mưa nhiều đến mức lượng mưa trong một ngày bằng tổng lượng mưa ở đây trong 2 năm, gây rất nhiều khó khăn cho cuộc sống của người dân vốn không quen với mưa thế này.
Cùng ở miền Bắc nhưng nhiệt độ tại Sơn La lại chênh lệch rất lớn so với Hà Nội

Cùng ở miền Bắc nhưng nhiệt độ tại Sơn La lại chênh lệch rất lớn so với Hà Nội

HHT - Nắng nóng tiếp tục diễn ra gay gắt tại nhiều nơi trên cả nước, trong đó có các tỉnh Tây Bắc Bộ. Tại Yên Châu (Sơn La), mức nhiệt đo được lúc 13h lên đến 41,7 độ C. Trong khi đó, Đông Bắc Bộ có nền nhiệt duy trì ngưỡng cao nhất khoảng 29-32 độ C. Vì sao lại có sự khác biệt rõ rệt này?