Ngỡ ngàng trước ứng dụng giúp trò chuyện với... người chết!

Ngỡ ngàng trước ứng dụng giúp trò chuyện với... người chết!
HHT - Công giúp giúp con người trò chuyện với người đã mất liệu có khả thi?

Không cần phải xem phim viễn tưởng để thấy người sống và người chết tương tác với nhau nữa. Giờ đây, sự phát triển vô cùng vô tận của công nghệ giúp bạn có thể thực hiện điều tương tự ở ngoài đời thực!

Ngỡ ngàng trước ứng dụng giúp trò chuyện với... người chết! ảnh 1

Marius Ursache, 41 tuổi, lớn lên ở Rumani, nơi anh học để trở thành một bác sĩ. Anh thành lập công ty thiết kế web của riêng mình trong khi ở trường y khoa, bắt đầu dấn thân vào công nghệ cũng từ khi đó. Ursache sau đó dốc sức phát triển thứ công nghệ giúp con người có thể trò chuyện với người chết bằng cách tạo ra một "bản sao kĩ thuật số" của người đã mất.  

Ngỡ ngàng trước ứng dụng giúp trò chuyện với... người chết! ảnh 2
Chân dung "cha đẻ" của Eternime.

Sự ra đời của Eternime

Công ty được thành lập vào năm 2014 và hy vọng sẽ làm cho mọi người bất tử bằng cách tạo ra một đại diện kỹ thuật số của con người sau khi họ chết. Dự án càng trở nên ý nghĩa hơn khi Ursache sau đó đánh mất người bạn thân nhất của mình trong một tai nạn xe hơi.

Anh liên tục theo dõi đoạn phim TEDx của bạn mình sau cái chết của anh ta. "Nó khiến tôi nhớ rằng người đó quan trọng như thế nào đối với tôi và tôi may mắn như thế nào khi có anh ấy trong cuộc sống của mình", anh nói.
Ursache hy vọng ứng dụng Eternime có thể giúp người dùng có cảm nhận tương tự anh khi có cơ hội trò chuyện với những người bạn đã khuất của mình. Hiện tại, Eternime hoạt động dựa trên ứng dụng thu thập dữ liệu. Nó tiến hành thu thập dữ liệu người dùng theo hai cách: tự động đồng bộ dữ liệu smartphone và hỏi bạn các câu hỏi thông qua chatbot.

Mục đích của Eternime là thu thập đủ dữ liệu về bạn để có thể tạo ra một chatbot, một "bản sao số" của bạn - nơi mà những người thân yêu của bạn có thể tương tác, trò chuyện với bạn sau khi bạn mất.

Ngỡ ngàng trước ứng dụng giúp trò chuyện với... người chết! ảnh 3

"Chúng tôi thu thập vị trí địa lý, chuyển động, hoạt động, dữ liệu ứng dụng y tế, dữ liệu giấc ngủ, ảnh, tin nhắn mà người dùng đưa vào ứng dụng. Chúng tôi cũng thu thập dữ liệu Facebook từ các nguồn bên ngoài", Ursache nói với Business Insider.

Tất cả những điều này được thực hiện, tất nhiên, với sự cho phép của người dùng. Bản demo nguyên mẫu của Eternime gần đây đã được trưng bày tại bảo tàng Victoria và Albert của London, cho thấy giao diện chính và cách nó tích lũy dữ liệu từ người dùng.

Ursache cũng bày tỏ rằng trong tương lai, anh hi vọng sẽ phát hành Eternime như một dịch vụ miễn phí với các tùy chọn tài khoản cao cấp, và sẽ không bao giờ chạy quảng cáo, chạy theo thương mại đối với Eternime. 

Theo trang web của Eternime, bản thử nghiệm beta đã có hơn 40.000 người đăng ký, nhưng cho đến nay chatbot chỉ có khoảng 40 người. Để tìm hiểu rõ hơn cách vận hành của nó, trang Business Insider đã tiến hành phỏng vấn một trong những đăng kí bản beta của Eternime, Claudiu Jojatu. 

"Tôi sử dụng nó mỗi ngày như quyển nhật kí. Tôi nhập rất nhiều dữ liệu hàng ngày của mình vào Eternime chẳng hạn như hôm nay làm gì, tâm trạng bây giờ như thế nào. Bên cạnh đó, tôi tiến hành đồng bộ hóa với tài khoản Facebook hình ảnh của mình từ điện thoại", Jojatu nói.

"Sau khi chết, kí ức của chúng ta biến mất. Và thật tuyệt khi biết rằng bạn thực sự có thể để lại một kí ức gì đó sau khi chết cho người còn sống, thông qua Eternime", ông nói.

Không phải lần đầu tiên công nghệ giúp người chết tiếp tục sống

Trước đây, Eugenia Kuyda đã tạo ra một chatbot của Roman Mazurenko vì quá nhớ người bạn thân quá cố của mình. Được biết, Roman đã qua đời trong một tai nạn.

Ngỡ ngàng trước ứng dụng giúp trò chuyện với... người chết! ảnh 4
Kuyda (trái) cùng người bạn Roman Mazurenko​.

"Roman là một người bạn thân và là một người đặc biệt," Kuyda nói với Business Insider. "Tôi muốn kể một câu chuyện về anh ấy và nói với anh ấy nhiều điều tôi chưa thể. Tôi tập hợp khoảng 10.000 tin nhắn và cùng với một kĩ sư AI xuất sắc trong nhóm của chúng tôi, Artem, chúng tôi đã tạo ra một chatbot để trò chuyện với người bạn quá cố."

Replika là tên mà Kuyda đặt cho ứng dụng của mình. Theo đó, bạn có thể tâm sự với một chatbot được hỗ trợ bởi AI để tìm hiểu và trò chuyện với người đã khuất. Hiện Replika có hơn 200.000 người dùng hàng tháng và đã huy động được 11 triệu đô la từ các nhà đầu tư. Ursache cũng nhận ra sự giống nhau giữa Replika với Eternime.

"Tôi nghĩ cả hai tương đồng về phương diện tiếp cận và suy nghĩ. Replika là đối thủ cạnh tranh đáng gớm nhất đối với chúng tôi", anh nói.

Song, việc xây dựng chatbot của người chết trên quy mô thương mại đặt ra vô số thách thức về kỹ thuật cũng như dấy lên những câu hỏi về mặt đạo đức

Có nên biến một người thành bất tử?

"Điều này đặc biệt đúng đối với những người lớn tuổi hoặc những người bị bệnh Alzheimer và các bệnh khác làm thay đổi cách họ hành động và nói chuyện rất nhiều. Bạn có muốn nói chuyện với ông nội của bạn ở độ tuổi 20? Hoặc ông nội bạn nhớ khi bạn còn nhỏ?", cô ấy nói.

Con người già đi, nhưng chatbot thì không. Bên cạnh đó, chatbot có thể vô tình tiết lộ thông tin người chết không muốn tiết lộ cho người thân của họ. Thế mới thấy, đây không phải là một vấn đề dễ dàng cả về mặt đạo đức lẫn kĩ thuật. Ursache nhận ra rằng đây rõ ràng là một thách thức mà Eternime sẽ phải vượt qua.

Nguy hiểm tiềm tàng từ "người bất tử"

Các thuật toán có thể tạo ra các hành động không thể đoán trước. Chỉ cần nhìn vào những gì đã xảy ra với Twitter chatbot của Microsoft là rõ - nó đã bị biến thành một kẻ phân biệt chủng tộc. 

Ngỡ ngàng trước ứng dụng giúp trò chuyện với... người chết! ảnh 5
Chatbot của Microsoft gây tranh cãi vì phân biệt chủng tộc. Suy cho cùng, những thuật toán cũng không thể bắt chước hoàn toàn hành động của con người. 

Làm thế nào chúng ta có thể đảm bảo điều này không xảy ra với chatbot là bản sao của người chết? Một câu hỏi lớn khác được đặt cho Eternime là: Liệu có thực sự tốt cho những người sống khi tương tác với một chiếc máy và làm ảnh hưởng đến cuộc sống ngoài đời thực không?

Đạo đức không chỉ là vấn đề duy nhất mà ứng dụng này phải đối mặt. Kĩ thuật cũng là yếu tố mà người ta phải cân nhắc về Eternime lẫn Replika. Theo đó, công nghệ hiện vẫn chưa đủ phát triển để tạo ra một chatbot AI hoàn toàn thay thế được một con người.

Ursache cũng thừa nhận những hậu quả không lường trước có thể xảy ra với người dùng Eternime được, chẳng hạn như những người tự cô lập mình trong thế giới thực vì trở nên quá phụ thuộc vào việc trò chuyện với chatbot.

Xét cho cùng, Eternime sở hữu nhiều điểm độc đáo nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề. Câu hỏi liệu có nên tạo ra một bản sao hoàn toàn của người chết hay không đến giờ vẫn chưa được trả lời thỏa đáng, nhất là khi xét về phương diện đạo đức.

Theo Business Insider
MỚI - NÓNG
Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2022: Đương đầu với thử thách để tạo dấu ấn tuổi trẻ
Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2022: Đương đầu với thử thách để tạo dấu ấn tuổi trẻ
HHT - Ra đời năm 1996, trải qua 26 năm, giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu đã tuyên dương 520 thanh, thiếu niên, nhi đồng xuất sắc trên nhiều lĩnh vực. Các gương mặt trẻ tiêu biểu sau khi được trao giải đã tiếp tục phấn đấu, cống hiến, trưởng thành có thêm nhiều đóng góp lớn lao, tô thắm thêm truyền thống vẻ vang của thanh niên Việt Nam.
Tiền Phong Marathon 2023: Rưng rưng khoảnh khắc cầu hôn tại vạch đích
Tiền Phong Marathon 2023: Rưng rưng khoảnh khắc cầu hôn tại vạch đích
HHT - Giải vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong lần thứ 64 - năm 2023 (Tiền Phong Marathon 2023) đã khép lại cùng nhiều kỷ niệm đáng nhớ với cả các runner và ban tổ chức. Nơi vạch đích không chỉ xác lập những kỷ lục của các vận động viên mà còn sở hữu những "biến số" bất ngờ tạo nên một mùa Tiền Phong Marathon 2023 khó quên.

Có thể bạn quan tâm

Mùa Hè năm nay sẽ đến sớm, nóng hơn với các mức nhiệt độ chưa từng có tiền lệ

Mùa Hè năm nay sẽ đến sớm, nóng hơn với các mức nhiệt độ chưa từng có tiền lệ

HHT - Mùa Hè năm 2023 được dự báo là sẽ đến sớm hơn ở nhiều khu vực trên khắp thế giới. Không chỉ vậy, các nhà khoa học đã cảnh báo rằng năm 2023 sẽ “nóng như thiêu đốt” với những mức nhiệt độ “phá kỷ lục”, gây ra những đợt nắng nóng chưa từng có tiền lệ. Nhưng tại sao lại như vậy?