Nhìn lại toàn cảnh kỳ thi THPT Quốc gia 2018: "Cuộc chiến không cân sức"

Nhìn lại toàn cảnh kỳ thi THPT Quốc gia 2018: "Cuộc chiến không cân sức"
HHT - Ngày 27/6, hơn 900.000 sĩ tử trên cả nước đã hoàn thành kỳ thi THPT Quốc gia. Lần lượt trải qua các môn thi "nặng ký", teen chính thức kết thúc ba ngày thi căng thẳng và áp lực.

Cùng chúng mình điểm lại một vài tin tức "chiếm sóng" mùa thi năm nay nhé!

"Cuộc chiến không cân sức" giữa sĩ tử và đề thi

Trong lộ trình "cá chép hóa rồng" của sĩ tử thì đề thi năm nay chính là "chướng ngại vật" không hề nhỏ chút nào. Các môn Toán, Văn và tổ hợp KHTN khiến teen phải "mắt O miệng A" vì độ khó của đề hơn hẳn các năm trước. Nhưng may mắn là đề thi Tiếng Anh và tổ hợp KHXH không quá "thách thức" nên các bạn ấy có cơ hội được "gỡ gạc" điểm số. 

Đề thi khó khiến các sĩ tử không hề tự tin vào kết quả thi của mình. (Ảnh: Trọng Tài)

Đề thi Văn và Toán dài so với thời gian làm bài và tương đối phức tạp với sĩ tử. Nếu như đề Toán có nhiều dạng bài mới thì đề Văn lại "làm khó" thí sinh khi yêu cầu kiến thức về các vấn đề xã hội như tiềm lực đất nước. Tổ hợp KHTN "chiều lòng" thí sinh hơn khi đề thi Lý và Hóa không "đáng sợ" như teen tưởng tượng, tuy vậy vẫn rất khó để đạt điểm 7 hoặc điểm 8.

Bạn Nguyễn Ngọc Dung (THPT Nguyễn Tất Thành) chia sẻ về môn Toán: "Phải nói là lúc đầu làm bài thi, có những câu đầu rất dễ nhưng với những câu sau, mình không thể nghĩ được cách làm. Trong thời gian 90 phút, mình nghĩ rằng chỉ bạn nào rất quen thuộc với dạng đề mới hoàn thành kịp bài thi".

Với tổ hợp KHTN, sĩ tử đều than rằng đề thi quá dài để hoàn thành trong 40 phút, môn Sinh là khó nhất vì nhiều kiến thức

Với đề thi tổ hợp KHXH và Tiếng Anh, nhiều bạn hy vọng rằng đây có thể trở thành cơ hội cho các bạn ấy gỡ điểm vì đề không quá khó. Môn Tiếng Anh có phần nâng cao nhưng những câu dễ và trung bình vẫn khá nhiều, riêng với tổ hợp KHXH thì môn Lịch sử là "quả bom khó", Địa lý và GDCD không khó như các môn thi khác.

Bạn Nguyễn Ngọc Ánh (THPT Kim Liên) vui vẻ nhận xét về đề thi KHXH: "May mắn là đề thi môn cuối cũng dễ hơn nhiều. Mình nghĩ là môn Sử tương đối khó vì nhiều sự kiện nhỏ mà các bạn thường không để ý. Địa lý và GDCD thì đơn giản hơn, có nhiều câu để mình lấy điểm".

Sau khi hoàn thành bài thi môn Tiếng Anh, nhiều bạn mừng rỡ vì đề thi không khó. (Ảnh: Trọng Tài)

Theo ghi nhận của CTV nhà Hoa, mặc dù vẫn có những phần nâng cao nhưng nếu có lượng kiến thức "chắc như bắp", teen hoàn toàn có thể dành điểm 8-9 đấy!

"Biệt đội" tiếp sức mùa thi

Qua mỗi bức ảnh của những điểm thi, chúng mình đều thấy sự xuất hiện của "biệt đội cứu trợ" lúc nào cũng luôn ở sát cánh và sẵn sàng giúp đỡ, cổ vũ thí sinh. Chẳng ai khác, họ chính là đội ngũ sinh viên tình nguyện và những bậc phụ huynh luôn túc trực "xuyên" giờ thi để đợi sĩ tử.

Ở mỗi điểm thi, đội ngũ sinh viên tình nguyện đều sẵn sàng túc trực để giúp đỡ thí sinh. (Ảnh: Trọng Tài)

May mắn là trong kỳ thi THPT Quốc gia, thời tiết không hề nắng gắt như những ngày trước đó mà trở nên dịu nhẹ mát mẻ, giúp phụ huynh bớt vất vả trong lúc đợi con mình ra khỏi trường thi. Trong lúc chờ đợi, cô Lan - mẹ của bạn Bùi Thu Hà (THPT Lương Thế Vinh) đã chia sẻ với nhà Hoa: "Về nhà thấy em kể là làm được bài, cũng mừng. Chỉ mong sao cho hôm nay bạn ấy tinh thần thoải mái, tự tin làm bài còn kết quả thế nào cũng không quan trọng". Nhiều cô chú tâm sự rằng thấy nếu đợi con vất vả bao nhiêu, sĩ tử đi thi càng vất vả hơn nhiều nên không nỡ về.

Rất nhiều phụ huynh ở lại
Ngày thi thứ ba thì trời có mưa, phụ huynh
Chờ đợi thí sinh sau khi rời phòng thi là những lời động viên của bố mẹ. (Ảnh: Diệu Linh)

Tiếp sức mùa thi không thể không kể đến đội ngũ sinh viên tình nguyện ở mỗi điểm thi. Các bạn ấy đã giúp teen tìm phòng thi và giải đáp những thắc mắc liên quan đến điểm thi. Cuối giờ thi, những tràng pháo tay cổ vũ tinh thần của sĩ tử đã hoàn thành xong môn thi luôn nằm trong danh sách "việc cần làm" của đội ngũ tình nguyện.

Ở điểm thi trường THPT Marie Curie, đội ngũ tình nguyện còn chuẩn bị bánh, nước miễn phí cho teen và người nhà. (Ảnh: Linh Triết)

Anh chàng Nguyễn Văn Tiêu, một sinh viên tham gia đội ngũ tiếp sức mùa thi chia sẻ: "Mệt thì đương nhiên là mệt, nhưung quan trọng hơn là giúp đỡ được các thí sinh, các bác phụ huynh đưa con đi thi. Nhận được lời cảm ơn của các bạn khi mình đưa nước hay thỉnh thoảng cũng được nghe các bạn ấy tâm sự chuyện thi cử, tự nhiên mình cũng cảm nhận được giá trị của việc mình làm".

Sinh viên tình nguyện xếp hàng để chúc mừng thí sinh hoàn thành bài thi. (Ảnh: Diệu Linh)
Dù trời mưa, các bạn sẵn sàng che ô chúc mừng sĩ tử. (Ảnh: Linh Triết)

Những khoảnh khắc ấn tượng được dân mạng truyền tay

Trong mùa thi THPT Quốc gia 2018, không chỉ độ khó của đề mới có thể thu hút sự chú ý của cư dân mạng. Những bức ảnh ghi lại giây phút xúc động mà "nhân vật chính" là sĩ tử, phụ huynh hay đội ngũ sinh viên tình nguyện cũng được gọi tên là khoảnh khắc "thương hiệu"của mùa thi năm nay.

Nhìn lại toàn cảnh kỳ thi THPT Quốc gia 2018: "Cuộc chiến không cân sức" ảnh 11
Tỉnh Hà Giang xảy ra mưa lớn và lũ quét gây ngập lụt nên teen phải vượt lũ trước khi
Hình ảnh hai chú CSGT ở Bà Rịa tặng bút thước miễn phí cho các thí sinh dự thi được dân mạng
Chỉ cần con vào đến phòng thi mà không bị ướt thì ba có ướt như thế nào cũng không sao.
Người bố đập tay tiếp thêm sự tự tin và sức mạnh tinh thần cho cô con gái bé nhỏ.

Những sĩ tử "đặc biệt" nhất mùa thi

Không giống như teen 2000, những sĩ tử này tham gia kỳ thi THPT Quốc gia với nhiều lý do rất đặc biệt. Vì lời hứa trở thành kỷ lục Guiness, vì mở rộng kiến thức hay mong muốn trở thành người truyền cảm hứng, mỗi người đều có một "vũ môn" cần vượt qua. Hơn cả mục đích đỗ đại học, họ "bút sách" đi thi để hoàn thành mơ ước của bản thân. 

 
Sở hữu thu nhập tiền tỷ và 5 lần thi đại học thành công, anh Trần Văn Mão (1988) vẫn tham dự kỳ thi năm nay để học hỏi kiến thức mới.
Vì lời hứa trở thành người đi thi nhiều nhất Việt Nam với bạn gái cũ, anh Trần Xuân Trường đã tham gia kỳ thi thứ 18 ở tuổi 36.
Bị khiếm thính nên việc học chậm hơn nhiều so với người khác, đôi bạn Vinh và Thắng vẫn quyết tâm đi thi ở tuổi 23, 24. Ước mơ của cả hai là trở thành giáo viên để giúp đỡ người không may mắn như mình.

Kết thúc ba ngày thi, sĩ tử sẽ có 15 ngày để nghỉ ngơi trước khi công bố điểm và chuẩn bị cho "cuộc chiến" chọn trường, chọn ngành sắp tới. Với đề thi khó và kết quả thi dự đoán sẽ không như mong muốn, nhiều bạn đang lo lắng tìm hiểu các "kế hoạch n" để chắc chẳn bước chân vào trường đại học.

MỚI - NÓNG
Tween Tiểu học Nam Thành Công xúc động, vui Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên
Tween Tiểu học Nam Thành Công xúc động, vui Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên
HHT - Liên hoan "Chiến sĩ nhỏ Điện Biên" của trường Tiểu học Nam Thành Công (Hà Nội) diễn ra đầy ấn tượng với những tiết mục văn nghệ, hoạt cảnh đầu tư công phu, chỉn chu. Phần thi kiến thức liên quan tới chiến dịch Điện Biên Phủ để lại dấu ấn sâu đậm nhờ sự thông minh, đáng yêu của các bạn nhỏ.

Có thể bạn quan tâm

Dubai cảnh báo khẩn vì bất ngờ hứng lượng mưa bằng 2 năm chỉ trong một ngày

Dubai cảnh báo khẩn vì bất ngờ hứng lượng mưa bằng 2 năm chỉ trong một ngày

HHT - Bình thường vẫn nóng và khô theo kiểu sa mạc, thậm chí vài hôm trước vẫn rất nóng bức, nhưng rồi thành phố Dubai (UAE) bất ngờ có mưa to. Mưa nhiều đến mức lượng mưa trong một ngày bằng tổng lượng mưa ở đây trong 2 năm, gây rất nhiều khó khăn cho cuộc sống của người dân vốn không quen với mưa thế này.
Cùng ở miền Bắc nhưng nhiệt độ tại Sơn La lại chênh lệch rất lớn so với Hà Nội

Cùng ở miền Bắc nhưng nhiệt độ tại Sơn La lại chênh lệch rất lớn so với Hà Nội

HHT - Nắng nóng tiếp tục diễn ra gay gắt tại nhiều nơi trên cả nước, trong đó có các tỉnh Tây Bắc Bộ. Tại Yên Châu (Sơn La), mức nhiệt đo được lúc 13h lên đến 41,7 độ C. Trong khi đó, Đông Bắc Bộ có nền nhiệt duy trì ngưỡng cao nhất khoảng 29-32 độ C. Vì sao lại có sự khác biệt rõ rệt này?