Những con số kỷ lục chứng tỏ "đắt xắt ra miếng" tại World Cup 2018

Những con số kỷ lục chứng tỏ "đắt xắt ra miếng" tại World Cup 2018
HHT - Giải bóng đá lớn nhất hành tinh quy tụ những cầu thủ xuất sắc nhất kèm theo đó là những khoản kinh phí đắt đỏ được tính hàng triệu lên đến tỷ đô la.
Những con số kỷ lục chứng tỏ "đắt xắt ra miếng" tại World Cup 2018 ảnh 1

Chi phí để tổ chức một kỳ World Cup là vô cùng lớn.

11 tỷ đô la là số tiền nước chủ nhà Nga chi cho World Cup 2018. Hãng tin Bloomberg công bố ngân sách Nga dành cho việc chuẩn bị, trong đó phần lớn số tiền (khoảng 5,66 tỷ đô la) được dành cho cơ sở hạ tầng. 3,21 tỷ đô la được Nga dùng để xây mới và sửa chữa sân vận động. 500 triệu đô la dùng  cho công tác an ninh, 1,5 tỷ đô la còn lại là các chi phí khác.

70 triệu đô la là chi phí Adidas tài trợ trang phục cho cầu thủ ở mỗi kỳ World Cup.

425 triệu đô la là chi phí mà Fox đã bỏ ra để có bản quyền truyền hình World Cup tại Mỹ năm 2018 và 2022.

309 triệu đô la là số tiền ngôi sao Lionel Messi, Cristiano RonaldoNeymar kiếm được trong 12 tháng từ lương, thưởng và đại diện quảng cáo. 

400 triệu đô la là tổng số tiền thưởng cho 32 đội tham gia. Mỗi đội đã nhận được 1,5 triệu đô la trước cuộc thi để có chi phí chuẩn bị cho sự kiện này.

Những con số kỷ lục chứng tỏ "đắt xắt ra miếng" tại World Cup 2018 ảnh 2

Vé tham dự World Cup mỗi năm luôn cháy hàng. 

2,4 triệu là số lượng vé được bán ra trong mùa World Cup này. Trong đó, lượng mua lớn nhất thuộc về Nga (871.797 vé), theo sau là Mỹ (88.825 vé) và Brazil (72.512 vé).

38 triệu đô la là số tiền thưởng cao nhất đã được công bố cho đội thắng cuộc năm nay. Đội nhì sẽ nhận 28 triệu và đội về ba là 24 triệu.

1,65 tỷ đô la là doanh thu từ bản quyền marketing sự kiện mà FIFA thu về trong giai đoạn 2015 - 2018. Dự kiến, con số này sẽ tăng lên 1,8 tỷ đô la trong 4 năm tới.

3 tỷ đô la là doanh thu từ bản quyền truyền hình của FIFA giai đoạn 2015 - 2018. Dự kiến sẽ đạt 3,5 tỷ đô la trong 4 năm tới.

Những con số kỷ lục chứng tỏ "đắt xắt ra miếng" tại World Cup 2018 ảnh 3

World Cup đem lại doanh thu khổng lồ cho "ông lớn" FIFA. 

6,1 tỷ đô la là doanh thu dự kiến của FIFA cho kế hoạch World Cup giai đoạn 2015 - 2018.

14 tỷ đô la là số tiền mà Canada, Mexico và Mỹ đã đấu giá để giành quyền đồng đăng cai World Cup 2026. Sự kiện này dự kiến giúp FIFA nhận được 14 tỷ đô la doanh thu và 11 tỷ đô la lợi nhuận.

Theo ione.vnexpress.net
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?