Những sai lầm cơ bản mà người dùng thường mắc phải khi sạc pin cho điện thoại

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Việc sạc và bảo quản pin sao cho đúng cách luôn là vấn đề gây ra nhiều tranh cãi. Dưới đây là 5 sai lầm khi sạc pin điện thoại mà người dùng thường mắc phải.

Dùng sạc không chính hãng

Mua và sử dụng những bộ sạc không rõ nguồn gốc, bán trôi nổi trên thị trường chính là một trong những sai lầm lớn nhất và cũng bị bắt gặp nhiều nhất. Vì phần lớn các nhà sản xuất cung cấp đầu nối và bộ sạc chính hãng trong hộp cùng với thiết bị, điều quan trọng là ngày nay lại có rất nhiều hãng điện thoại lược bỏ nó với lý do “bảo vệ môi trường”.

Những sai lầm cơ bản mà người dùng thường mắc phải khi sạc pin cho điện thoại ảnh 1

Vậy thì phải làm thế nào để khắc phục được vấn đề này? Đơn giản nhất là bạn hãy tìm một đại lý bán lẻ uy tín để chọn mua những bộ sạc, món đồ phụ kiện công nghệ có thương hiệu đã được khẳng định trên thị trường. Còn nếu người dùng vẫn tiếp tục sử dụng những bộ sạc không rõ nguồn gốc thì không chỉ gây hại cho chiếc điện thoại bạn đang sử dụng mà còn cả an toàn của chính bạn.

Luôn sạc pin đầy 100% chưa chắc đã là tốt

Theo nghiên cứu từ các chuyên gia công nghệ, quy trình sạc pin lý tưởng nhất trên một chiếc điện thoại thông minh ngày nay là từ khoảng 20% cho tới 80%. Chắc hẳn đã có không ít lần bạn cảm thấy chiếc điện thoại của mình hoạt động không ổn định, bị chậm, giật khi lượng pin xuống dưới 20% rồi phải không?

Những sai lầm cơ bản mà người dùng thường mắc phải khi sạc pin cho điện thoại ảnh 2

Còn nếu như bạn luôn sạc đầy pin 100% ở mỗi lần sạc, điều này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới tuổi thọ của pin cũng như dung lượng gốc của pin theo đó cũng bị hao hụt nhanh hơn.

Luôn cắm bộ sạc với ổ điện dù không dùng tới

Những sai lầm cơ bản mà người dùng thường mắc phải khi sạc pin cho điện thoại ảnh 3

Nhiều người có suy nghĩ rằng khi chúng ta không cắm bộ sạc vào điện thoại thì bộ sạc theo đó cũng sẽ không hoạt động. Thế nhưng đây thực tế lại là một quan niệm hết sức sai lầm. Hầu hết những mẫu smartphone ngày nay đều được trang bị con chip có khả năng quản lý dòng điện và tự động ngắt sạc khi pin được sạc đầy, thế nhưng điều này lại không thể áp dụng trên những bộ sạc vì chúng không có con chip quản lý như trên điện thoại.

Để điện thoại tiếp xúc lâu dài dưới ánh nắng Mặt Trời

Những sai lầm cơ bản mà người dùng thường mắc phải khi sạc pin cho điện thoại ảnh 4

Bạn nên nhớ rằng, nhiệt độ chính là "kẻ thù số một" của pin điện thoại. Nếu để điện thoại tiếp xúc dưới ánh nắng Mặt Trời trong một khoảng thời gian dài và liên tục, thời lượng pin sẽ bị ảnh hưởng đáng kể. Không chỉ vậy, những trường hợp như pin bị phồng rộp, cháy nổ bất thường là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra.

Vừa dùng vừa sạc

Những sai lầm cơ bản mà người dùng thường mắc phải khi sạc pin cho điện thoại ảnh 5

Dùng điện thoại trong khi sạc là một hành động cực kỳ nguy hiểm và nếu như bạn đang có thói quen này thì hãy từ bỏ ngay hôm nay. Việc vừa dùng vừa sạc sẽ làm sai lệch chu kỳ sạc, khiến cho pin bị nóng lên và cuối cùng là dẫn đến cháy nổ. Đến lúc này thì tiền mất tật mang là có thật đấy nhé!

Những sai lầm cơ bản mà người dùng thường mắc phải khi sạc pin cho điện thoại ảnh 9
Theo HHM Forum
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Năm Rồng có bão lớn còn năm Rắn thì ẩm nhiều? Thời tiết Hè này sẽ ra sao?

Năm Rồng có bão lớn còn năm Rắn thì ẩm nhiều? Thời tiết Hè này sẽ ra sao?

HHT - Trong khi miền Bắc đang trong những ngày nồm ẩm, mưa phùn, có thông tin rằng năm nay là năm Rắn nên sẽ nồm ẩm nhiều vì loài rắn thích sống ở những nơi ẩm ướt. Còn năm ngoái là năm Rồng - là loài phun mưa tạo gió - thì có bão lớn. Vậy những thông tin này có chính xác không và thời tiết năm nay có liên quan gì đến loài rắn không?
“Rét nàng Bân” sắp về miền Bắc giúp hết nồm, nhiệt độ Hà Nội giảm bao nhiêu?

“Rét nàng Bân” sắp về miền Bắc giúp hết nồm, nhiệt độ Hà Nội giảm bao nhiêu?

HHT - Sau đợt nồm ẩm và nhiệt độ tăng, miền Bắc sẽ đón một đợt không khí lạnh, có thể gọi là “rét nàng Bân”. Đợt rét này sẽ khiến tình trạng nồm ẩm tạm kết thúc. Miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng sẽ có nhiệt độ thay đổi thế nào? Và có phải đợt rét này là “chốt sổ” cái lạnh của mùa Đông - Xuân?