"Phép Màu Giữa Đêm Đông" hay câu chuyện về điều kỳ diệu bắt nguồn từ sự tử tế

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Phim về những con người tử tế với những hành động ấm áp luôn là liều thuốc chữa lành trái tim khán giả. Và "Phép Màu Giữa Đêm Đông" là một câu chuyện như thế, khi điều kỳ diệu đôi khi bắt nguồn từ một điều đơn giản.

Năm 2017, bộ phim Điều Kỳ Diệu (Wonder) ra rạp vào dịp Giáng sinh và ngay lập tức tạo ra cơn sốt toàn cầu và doanh thu cao gấp 15 lần chi phí. Phim được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên, xoay quanh cậu bé August Pullman 10 tuổi. August mắc hội chứng Treacher Collins và hở hàm ếch, khiến gương mặt cậu bé biến dạng nghiêm trọng so với bình thường.

Từ khi sinh ra, August đã phải trải qua hàng trăm cuộc phẫu thuật, điều đó khiến thời gian August ở viện nhiều hơn ở nhà và cũng theo phương pháp homeschooling (học tại gia) dưới sự dẫn dắt của mẹ thay vì đến lớp, dù cho cậu có khả năng đặc biệt về khoa học.

"Phép Màu Giữa Đêm Đông" hay câu chuyện về điều kỳ diệu bắt nguồn từ sự tử tế ảnh 1

August từ nhỏ đã mắc phải bệnh hiếm gây biến dạng gương mặt.

Bước ngoặt xảy ra vào thời điểm August hoàn thành chương trình tiểu học và cha mẹ quyết định sẽ gửi cậu đến một trường cấp 2 gần nhà. August giờ đây sẽ phải gặp những người xa lạ, thế giới của cậu không còn gói gọn trong cha mẹ, chị gái và bạn thân của chị - Daisy.

Không chỉ thế, góc nhìn từ những nhân vật khác, cô chị gái Via, người bạn thân Jack Will hay Daisy - bạn thân của Via đồng thời vẽ nên một bức tranh trọn vẹn về những “điều kỳ diệu”, nơi sự tử tế từ mỗi chúng ta có thể tạo nên những phép màu cho cuộc sống này.

"Phép Màu Giữa Đêm Đông" hay câu chuyện về điều kỳ diệu bắt nguồn từ sự tử tế ảnh 2

Cậu từng phải giấu kín gương mặt mình khi đến trường.

Nhưng có lẽ nhiều khán giả không biết rằng tiểu thuyết Điều Kỳ Diệu còn có phần tiếp theo mang tên White Bird: A Wonder Story (Phép Màu Giữa Đêm Đông). Thế nhưng, nhân vật được đề cập trong phần này không còn là August mà là Julian, cậu nhóc đã bắt nạt August và cuối cùng đã chuyển trường. Julian bước vào tuổi dậy thì ở ngôi trường mới xa lạ, không bạn bè.

Cậu trở nên trầm lắng, ít nói và thu mình dần với thế giới xung quanh. Một ngày, Sara - bà nội của Julian đến thăm và kể cho cậu nghe về câu chuyện tuổi thơ của mình, khi hành động nhân ái từ một người bạn đặc biệt đã thay đổi cuộc đời bà mãi mãi.

Tháng 10 này, câu chuyện về bà cháu Julian tiếp tục bước lên màn ảnh rộng. Phim đưa khán giả cùng quay ngược thời gian về những năm tháng khốc liệt nhất Thế chiến thứ 2. Giữa những tháng ngày ngập tràn trong sự thù ghét và giết chóc, tình người vẫn tỏa sáng giữa hoang tàn, sự tử tế vẫn tạo ra những phép màu tồn tại mãi mãi.

"Phép Màu Giữa Đêm Đông" hay câu chuyện về điều kỳ diệu bắt nguồn từ sự tử tế ảnh 3

Ở đâu, sự tử tế cũng làm nên điều kỳ diệu.

Không chỉ kể câu chuyện đầy cảm hứng về sự tử tế, Phép Màu Giữa Đêm Đông cũng sẽ mang đến những khoảnh khắc rung động đẹp đẽ của mối tình đầu giữa hai nhân vật chính Julien và Sara. Trong bom rơi đạn lạc, hai người bạn tuổi thiếu niên đã trở thành nơi trú ẩn ấm áp cho đối phương, cùng nhau viết nên một điều kỳ diệu giữa đêm Đông lạnh giá.

"Phép Màu Giữa Đêm Đông" hay câu chuyện về điều kỳ diệu bắt nguồn từ sự tử tế ảnh 4

Một cậu bé từng đi bắt nạt bạn học nay cũng cần được chữa lành.

"Phép Màu Giữa Đêm Đông" hay câu chuyện về điều kỳ diệu bắt nguồn từ sự tử tế ảnh 8
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Ngoại hình nữ chính "Bí Kíp Luyện Rồng" bản live-action sai lệch với nguyên tác

Ngoại hình nữ chính "Bí Kíp Luyện Rồng" bản live-action sai lệch với nguyên tác

HHT - Tạo hình của nhân vật Astrid Hofferson trong "How to Train Your Dragon" bản live-action đã gây nhiều ý kiến trái chiều từ cộng đồng người hâm mộ. Một số cho rằng ngoại hình và sắc tộc của nữ diễn viên Nico Parker không khớp với Astrid trong hoạt hình gốc, nơi cô được mô tả là một chiến binh Viking với nét đặc trưng của người châu Âu.