Phom dáng của "cây kiếm nhỏ" như thế nào là chuẩn nhất?

Phom dáng của "cây kiếm nhỏ" như thế nào là chuẩn nhất?
HHT - Những băn khoăn trăn trở với kích cỡ của “cây kiếm nhỏ” luôn khiến con trai đau đầu, bạn có quan tâm đến vấn đề này không?

Nỗi niềm #1: Liệu kích cỡ của “cây kiếm nhỏ” có theo kiểu “cha truyền con nối” không nhỉ?

Cũng có một phần đấy nhưng không phải sẽ y xì đúc 100% đâu. Mỗi người trong chúng ta đều thừa hưởng gien di truyền từ cả bố và mẹ, sự di truyền này khiến cho mỗi người trong chúng ta là sự kết hợp hoàn hảo của hai dòng gien khác nhau, kiểu như đôi mắt đẹp của bố và làn da mịn của mẹ chẳng hạn. Với kích cỡ của “cây kiếm nhỏ” cũng vậy, không ai có thể, và cũng không có cách nào dự đoán chính xác được kích cỡ “cây kiếm nhỏ” của từng người. Bạn có thể sẽ cao hơn bố, vì thế kích cỡ của “cây kiếm nhỏ” cũng chưa chắc đã giống hệt, có thể chỉ một phần nào đó về phom dáng thôi!

Nỗi niềm #2: Nhắc đến kích cỡ, mọi người thường nghĩ ngay đến chiều dài của “cây kiếm nhỏ”, vậy còn đường kính, chiều ngang thì sao, như thế nào mới là chuẩn?

Ở Việt Nam, theo thống kê ở người trưởng thành, con số trung bình mà bạn quan tâm ở khoảng 2.78 cm nhé! Đây chỉ là con số trung bình, và nó sẽ khác nhau ở mỗi cơ thể, có thể nhỉnh hơn hoặc nhỏ hơn. Hiện tại khi chúng mình ở tuổi dậy thì, không nên băn khoăn về con số quá nhiều, chỉ cần “cây kiếm nhỏ” hoạt động tốt là được mà!

Phom dáng của "cây kiếm nhỏ" như thế nào là chuẩn nhất? ảnh 1

Kiếm cũng có nhiều loại dài ngắn khác nhau, miễn sao sắc bén là được, đúng không bạn?!

Nỗi niềm #3: Phom dáng của “cây kiếm nhỏ” như thế nào là chuẩn nhất? Hơi cong cong như... trái chuối, hay phải thẳng tuốt như cây kiếm xịn?

Theo như hai sự miêu tả này thì cái nào cũng ổn cả, thẳng như kiếm hoặc hơi cong chút xíu cũng chẳng sao. Quan trọng vẫn là “cơ chế” hoạt động của “cây kiếm” thôi. Có điều nếu “cây kiếm nhỏ” khi “tuốt vỏ” bị tình trạng quá cong vẹo sang một bên lại là một vấn đề cần quan tâm, và lúc đó chỉ có các bác sĩ nam khoa mới giải quyết được thôi bạn nhé!

Nỗi niềm #4: Hình như nếu bị béo phì thì kích cỡ của “cây kiếm nhỏ” sẽ giảm xuống đúng không nhỉ?

Trên lý thuyết và theo các nhà khoa học thì béo phì không hề ảnh hưởng đến kích cỡ của “cây kiếm nhỏ”. Vấn đề chỉ là do cơ thể quá béo, “lấn lướt” và “che chắn” quá nhiều nên có thể sẽ khiến cho “cây kiếm nhỏ” bị “lép vế” và trông nhỏ bé hơn. Thực tế béo phì ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, ngoài việc nó khiến cho ngoại hình của chúng mình không đẹp, nó còn ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động, vì thế hãy cố gắng giữ cân nặng ổn định, sẽ bớt đi được kha khá các nỗi niềm băn khoăn lo lắng về cơ thể đấy!

Phom dáng của "cây kiếm nhỏ" như thế nào là chuẩn nhất? ảnh 2

Nếu cây kiếm nhỏ của bạn có bất kỳ vấn đề gì, hãy đừng ngần ngại tìm đến các bác sĩ nam khoa.

Nỗi niềm #5: Đo “cây kiếm nhỏ” như thế nào là đúng cách? Có phải là từ chỗ “cây kiếm nhỏ” nối với cơ thể không?

Cách đo tiêu chuẩn đương nhiên sẽ chỉ bao gồm chiều dài và đường kính của “cây kiếm”, không tính đến tinh hoàn, như thế là “ăn gian” đấy. Thông thường sẽ được đo từ xương mu đến đầu chót của “cây kiếm nhỏ” khi được “tuốt vỏ”. Bây giờ chúng mình đang ở độ tuổi dậy thì, con số sẽ chưa thực sự phản ánh chính xác đâu, tốt nhất là đừng quá quan tâm đến kích cỡ ngoại hình, chất lượng mới là quan trọng.

MỚI - NÓNG
Tween Tiểu học Nam Thành Công xúc động, vui Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên
Tween Tiểu học Nam Thành Công xúc động, vui Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên
HHT - Liên hoan "Chiến sĩ nhỏ Điện Biên" của trường Tiểu học Nam Thành Công (Hà Nội) diễn ra đầy ấn tượng với những tiết mục văn nghệ, hoạt cảnh đầu tư công phu, chỉn chu. Phần thi kiến thức liên quan tới chiến dịch Điện Biên Phủ để lại dấu ấn sâu đậm nhờ sự thông minh, đáng yêu của các bạn nhỏ.

Có thể bạn quan tâm