Robot cứu hỏa với ý tưởng độc đáo của các nhà khoa học Nhật Bản

Robot cứu hỏa với ý tưởng độc đáo của các nhà khoa học Nhật Bản
HHT - Robot cứu hỏa với tên gọi “Chiến binh rồng lửa” do các nhà khoa học Nhật Bản phát triển không chỉ giúp dễ dàng tiếp cận ngọn lửa ở những vị trí bị khuất mà còn giữ an toàn cho lực lượng cứu hỏa.

Một trong những thách thức lớn nhất trong việc cứu hỏa đó là không thể dập tắt những ngọn lửa ở những nơi khó tiếp cận, chẳng hạn ở những vị trí cao trong một căn nhà nhiều tầng hoặc ngọn lừa nằm phía sau một rào cản mà còi cứu hỏa không thể tiếp cận được. Nếu không thể dập tắt những ngọn lửa này thì hỏa hoạn có thể tiếp tục bị bùng phát.

Robot cứu hỏa với ý tưởng độc đáo của các nhà khoa học Nhật Bản ảnh 1
Robot cứu hỏa với ý tưởng độc đáo của các nhà khoa học Nhật Bản ảnh 2
Robot cứu hỏa với ý tưởng độc đáo của các nhà khoa học Nhật Bản ảnh 3

Robot cứu hỏa có khả năng tự nâng và di chuyển vòi cứu hỏa bằng các dòng nước áp lực lớn.

Để xử lý vấn đề này, các nhà nghiên cứu của trường Đại học Tokohu và Viện Công nghệ Hachinohe của Nhật Bản đã cùng hợp tác để phát triển một robot chữa cháy có tên gọi “Chiến binh rồng lửa” (Dragon Fire Fighter), với một cách tiếp cận ngọn lửa độc đáo.

Theo đó robot cứu hỏa này gồm một ống nước dài mà có thể tự nâng lên và giữ cân bằng bằng những ống xịt nước áp lực lớn. Chính áp lực của những dòng nước phun ra này giúp vòi cứu hỏa của robot có thể tự nâng lên khỏi mặt đất. Lực lượng cứu hỏa có thể điều chỉnh các hướng phun nước để giúp cho vòi nước di chuyển vượt qua các chướng ngại vật và tiếp cận ngọn lửa ở phía sau để dập tắt ngọn lửa.

Việc sử dụng robot cứu hỏa này không chỉ giúp dễ dàng tiếp cận những ngọn lửa bị ngăn cản bởi các chướng ngại vật mà còn giúp giữ an toàn cho lực lượng cứu hỏa khi không phải chui vào những khe hẹp hoặc vị trí khuất để dập lửa, dễ dẫn đến nguy cơ tai nạn.

Tuy nhiên hiện tại robot “Chiến binh rồng lửa” vẫn đang ở giai đoạn phát triển và vẫn còn nhiều hạn chế, chẳng hạn việc lãng phí nguồn nước sử dụng để đưa vòi cứu hỏa lên cao hoặc nếu chướng ngại vật quá cao, liệu robot này có thể vượt qua để tiếp cận ngọn lửa? Dẫu sao đây vẫn là một ý tưởng độc đáo và rất có thể các nhà khoa học Nhật Bản sẽ có những giải pháp khắc phục hạn chế để đưa robot cứu hỏa này vào thực tế trong tương lai không xa.

Theo Dantri.com.vn
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?