Thế hệ Z: Hãy học tranh luận để tôn trọng những góc nhìn khác biệt!

Thế hệ Z: Hãy học tranh luận để tôn trọng những góc nhìn khác biệt!
HHT - Nhưng mục tiêu của tranh luận không phải để tìm ra kẻ đúng người sai. Mà đó chính là cách để chúng ta có thêm nhiều góc nhìn mới, quan điểm mới và hơn hết là học cách tôn trọng sự khác biệt.

Lạc trong “khu vườn long tranh hổ đấu”

Ngay khi vừa đăng tải lên Facebook, dòng trạng thái chia sẻ về dự luật an ninh mạng của Nguyễn Siêu (cựu học sinh trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam) đã ngay lập thổi bùng ngọn sóng tranh cãi gay gắt. Bạn viết: “Các bạn không xứng đáng được phát ngôn tự do trên mạng vì rất đông bạn chỉ chầu trực để chỉ trích, khích bác, hạ nhục người khác. Phản đối và tranh luận với quan điểm của một ai đó là một chuyện, nhưng buông lời xúc phạm cá nhân ấy là vượt quá ranh giới mà sự tự do cho phép...”. Đáp trả ý kiến này, bạn Khả Nhân (cựu học sinh trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM) đã phản pháo: “Đấu tranh vì tự do ngôn luận là đấu tranh cho người khác có quyền được lên tiếng, cho dù bạn không “nuốt” nổi những gì họ nói. Những gì họ nói có thể gây tổn thương, có thể ngạo mạn, nhưng mình tin vào sức mạnh của giáo dục và sự khai sáng hơn là sự cấm đoán”.

Thế hệ Z: Hãy học tranh luận để tôn trọng những góc nhìn khác biệt! ảnh 1

Không chỉ bất đồng trong vấn đề an ninh mạng, có vô vàn những vấn đề mà người trẻ quan tâm tranh luận trong thời gian qua. Ví như chuyện nam người mẫu, diễn viên T.V bị lộ clip nhạy cảm gây rúng động cộng đồng mạng, Thành Phương (Sinh viên ĐH RMIT, TP.HCM) cho biết: “Mình không chấp nhận được việc một người có sức ảnh hưởng của công chúng lại tự đi quay phim những khoảnh khắc thân mật của bản thân với người yêu. Nếu diễn viên này biết tôn trọng sự riêng tư của chính mình thì đã không phải đối mặt với búa rìu dư luận hôm nay”. Thế nhưng, ý kiến từ bạn Quốc Bảo (19 tuổi, Q.Bình Thạnh, TP.HCM) cho rằng: “Người của công chúng hay không thì cũng là con người, cũng đều có những nhu cầu và lỗi lầm cá nhân thôi. Người ăn cắp và phát tán tài liệu riêng tư của người khác mới đáng trách, T.V chỉ là nạn nhân trong câu chuyện này. Ai lại đi PR hình ảnh “thiếu vải” của mình bao giờ, chưa thấy nổi tiếng đã thấy tai tiếng và mất hợp đồng”.

Trong thời đại công nghệ, mạng xã hội đã trở thành phương tiện “số một” để các bạn chia sẻ quan điểm và suy nghĩ một cách mạnh mẽ. Yêu và ghét, đồng tình hay phản đối,... đều thể hiện rõ ràng thông qua những status, dòng bình luận hay thậm chí là nút share. “Cuộc chiến” tranh luận bùng nổ vì sẽ luôn có sự khác biệt trong ý kiến, quan điểm và góc nhìn.

Điều kì diệu của sự khác biệt

Thế hệ Z: Hãy học tranh luận để tôn trọng những góc nhìn khác biệt! ảnh 2

Bạn biết không, sự đa dạng về xuất thân, tôn giáo, tư tưởng, quốc tịch và màu da là một trong những tiêu chuẩn hàng đầu của không chỉ những trường đại học danh tiếng, mà còn là thước đo hiệu quả của các môi trường làm việc toàn cầu. Lý do chúng ta cần chấp nhận sự khác biệt của người khác vì điều đó sẽ giúp bạn tăng hiệu quả công việc, rèn luyện khả năng bình tĩnh và mang lại những nền tảng cho các ý tưởng sáng tạo.

Một nhóm nhân viên đa chủng tộc sẽ đạt hiệu quả cao hơn 35% so với một nhóm “đơn sắc tộc” - một thống kê được thực hiện bởi Clear Company. Đại học MIT (Mỹ) đã nghiên cứu tập thể nổi trội với thành viên đến từ những nền văn hóa khác nhau và rút ra rằng, tập thể này thường xuyên giao tiếp với nhau để giải quyết khúc mắc, cũng như “săm soi” nhau kĩ hơn và tìm những giải pháp tối ưu.

Bạn Thiên Quang (lớp Văn trường Phổ Thông Năng Khiếu, TP.HCM) chia sẻ: “Tiết học truyện cổ tích Tấm Cám năm lớp 10, cô giáo hỏi cả lớp: “Cuối cùng, ai là người đáng thương nhất trong câu chuyện”. Có bạn cho rằng mặc dù hay nghĩ ra nhiều mưu kế hãm hại nàng Tấm, thế nhưng mẹ Cám vẫn đáng thương nhất vì chồng mất sớm và thương con một cách mù quáng. Có bạn giơ tay và khẳng định ông Bụt mới là người đáng thương nhất vì suốt ngày cứ phải xuất hiện để giải quyết những mâu thuẫn trong cuộc đời nàng Tấm. Nhiều cánh tay giơ lên và lớp học được “khai phóng” với nhiều ý tưởng thú vị!”.

Thế hệ Z: Hãy học tranh luận để tôn trọng những góc nhìn khác biệt! ảnh 3

Ai cũng được quyền có cái lý riêng của mình. Việc cân đo đong đếm xem đâu là tranh luận đúng nhất là rất khó! Thay vì “nổi cơn tam bành” khi có người đưa ra ý kiến trái chiều với mình, bạn cần xem xét mức độ thuyết phục của đối phương dưới góc nhìn của họ để hiểu các khía cạnh khác của vấn đề trước khi phản biện.

Học cách nâng cấp “bộ nhận tín hiệu”

Tẩy chay sự giả định

Các bài đăng “đấu khẩu” thường được chêm những câu như: “Bạn có đọc hết bài này không mà nói như đúng rồi vậy?”, “Cậu chắc hẳn không bao giờ”... Những cụm từ này đều mang tính chủ quan và “kích thích” sự “tấn công” trở lại từ người khác.

Số liệu không phải là chân lý

Có thể những số liệu dẫn chứng là manh mối thuyết phục để làm rõ quan điểm. Thế nhưng thay vì liên tục “bắn phá” đối phương với những số liệu mỹ mãn của bạn, hãy lắng nghe câu chuyện kinh nghiệm của người đối diện. Fast Company đã khuyên chúng ta như vậy vì chẳng có số liệu nào là đúng tuyệt đối 100%, nhưng trải nghiệm của người bạn khác biệt kia lại là một minh chứng ngoại lệ.

Thế hệ Z: Hãy học tranh luận để tôn trọng những góc nhìn khác biệt! ảnh 4

Nhảy ra khỏi vùng an toàn

Để có thể tiếp nhận nhiều văn hóa, nhiều góc nhìn, nhiều quan điểm khác nhau, Fast Company cũng đã gợi ý cho các bạn làm mới bản thân bằng nhiều cách. Ăn một món ăn bạn chưa bao giờ thử, nghe một dòng nhạc không quen, hay coi một thể loại phim mới toanh, tất cả sẽ đem lại trải nghiệm mới lạ giúp bạn trở nên cởi mở và khách quan hơn.

Bạn tranh luận để làm gì?

Giáo sư Jim Stone (chuyên gia người Mỹ về đánh giá hiệu quả) cho rằng: “Khi bất đồng, bạn phải hiểu được mục đích tranh luận của đối phương và của bản thân. Mục tiêu cuối cùng là tìm ra con đường mà cả hai bên đều đạt được mục đích ban đầu”.

Chúng ta bất đồng quan điểm, tất cả là vì chúng ta tin rằng nếu làm theo cách của mình, thế giới sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Thế nhưng sự đối đầu lại làm các bên bất lợi. Ca sĩ Lady Gaga đã từng phát biểu trong buổi đối thoại cùng Đạt Lai Lạt Ma thứ 14: “Cái xấu là những thế lực không có tôn giáo, không có quan điểm chính trị, không thuộc về một quốc gia hay dân tộc nào. Họ nghĩ về quyền lợi của cá nhân và sẽ cố gắng chia cắt những nhóm người còn lại thành những nhóm nhỏ để dễ hạ gục hơn. Và khi khủng hoảng, biến động cũng như hỗn loạn xảy ra, chúng ta bắt đầu chỉ những ngón tay vào nhau để tố cáo, để nghi ngờ. Đó là lúc mà những thế lực xấu hả hê trong chiến thắng”.

Mỗi chúng ta đều xuất phát từ một mục đích hướng đến điều tốt, vậy tại sao không bắt đầu bằng việc lắng nghe nhau và bắt đầu cuộc tranh luận bằng thái độ tôn trọng và cầu thị nhỉ!

Theo Trích HHT 1264
MỚI - NÓNG
Đảng ủy - Ban Biên tập báo Tiền Phong đối thoại với đoàn viên thanh niên
Đảng ủy - Ban Biên tập báo Tiền Phong đối thoại với đoàn viên thanh niên
HHT - Trong chương trình đối thoại với đoàn viên thanh niên năm 2024, Đảng ủy - Ban Biên tập báo Tiền Phong đã trao đổi nhiều nội dung về công tác định hướng, hỗ trợ hoạt động Đoàn và phong trào thanh niên, bồi dưỡng và giới thiệu kết nạp Đảng cho đoàn viên ưu tú; chế độ, chính sách với người lao động; định hướng chiến lược phát triển cơ quan; phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của đoàn viên thanh niên trong việc phát huy chuyên môn, góp phần thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị của cơ quan.
Tween Tiểu học Nam Thành Công xúc động, vui Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên
Tween Tiểu học Nam Thành Công xúc động, vui Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên
HHT - Liên hoan "Chiến sĩ nhỏ Điện Biên" của trường Tiểu học Nam Thành Công (Hà Nội) diễn ra đầy ấn tượng với những tiết mục văn nghệ, hoạt cảnh đầu tư công phu, chỉn chu. Phần thi kiến thức liên quan tới chiến dịch Điện Biên Phủ để lại dấu ấn sâu đậm nhờ sự thông minh, đáng yêu của các bạn nhỏ.

Có thể bạn quan tâm

Dubai cảnh báo khẩn vì bất ngờ hứng lượng mưa bằng 2 năm chỉ trong một ngày

Dubai cảnh báo khẩn vì bất ngờ hứng lượng mưa bằng 2 năm chỉ trong một ngày

HHT - Bình thường vẫn nóng và khô theo kiểu sa mạc, thậm chí vài hôm trước vẫn rất nóng bức, nhưng rồi thành phố Dubai (UAE) bất ngờ có mưa to. Mưa nhiều đến mức lượng mưa trong một ngày bằng tổng lượng mưa ở đây trong 2 năm, gây rất nhiều khó khăn cho cuộc sống của người dân vốn không quen với mưa thế này.
Cùng ở miền Bắc nhưng nhiệt độ tại Sơn La lại chênh lệch rất lớn so với Hà Nội

Cùng ở miền Bắc nhưng nhiệt độ tại Sơn La lại chênh lệch rất lớn so với Hà Nội

HHT - Nắng nóng tiếp tục diễn ra gay gắt tại nhiều nơi trên cả nước, trong đó có các tỉnh Tây Bắc Bộ. Tại Yên Châu (Sơn La), mức nhiệt đo được lúc 13h lên đến 41,7 độ C. Trong khi đó, Đông Bắc Bộ có nền nhiệt duy trì ngưỡng cao nhất khoảng 29-32 độ C. Vì sao lại có sự khác biệt rõ rệt này?