Thực hư về thao tác gõ "BFF" để kiểm tra độ an toàn của tài khoản Facebook

Thực hư về thao tác gõ "BFF" để kiểm tra độ an toàn của tài khoản Facebook
HHT - Hàng nghìn người dùng Facebook đang hoang mang trước thông tin comment "BFF" để xem Facebook có bị theo dõi hay hack không, nhưng sự thật là chúng ta đã bị lừa!

Lướt Facebook ngày này, chắc hẳn bạn dễ dàng bắt gặp những bài đăng với nội dung: "Hãy bình luận chữ BFF xuống bên dưới. Nếu chữ màu xanh thì Facebook của bạn đã được bảo vệ. Nếu chữ màu đen tức Facebook của bạn đã bị ai đó theo dõi hoặc bị hack, hãy đổi mật khẩu ngay". Bắt đầu từ một số fanpage, các bài đăng với nội dung tương tự đã nhanh chóng được lan truyền và gây hoang mang cho hàng ngàn người dùng của mạng xã hội lớn nhất hành tinh. 

Thực hư về thao tác gõ "BFF" để kiểm tra độ an toàn của tài khoản Facebook ảnh 1

Trò lừa mới đang khiến không ít người dùng lo lắng vì nghĩ rằng trang Facebook của mình không được bảo vệ.

Đúng là khi comment BFF thì dòng chữ này thông thường có màu đen nay có thể đổi sang màu xanh. Tuy nhiên, tính năng này không phải dùng để kiểm tra độ an toàn của facebook cá nhân như nhiều người lầm tưởng. BFF thực chất là viết tắt của Best Friend Forever (mãi mãi là bạn tốt nhất) hoặc cũng có thể hiểu là Best Friend on Facebook (bạn tốt nhất trên facebook). Tức là việc nhận diện và đổi màu cho từ khóa BFF chỉ là một tính năng ẩn thay thế cho biểu tượng tình bạn mà thôi, không liên quan gì đến vấn đề bảo mật đâu nhé!

Thực hư về thao tác gõ "BFF" để kiểm tra độ an toàn của tài khoản Facebook ảnh 2

Chẳng cần hoang mang khi đọc những dòng status kiểu này trên newfeed nữa, vì dòng chữ BFF màu đen hay xanh đều không liên quan đến vấn đề bảo mật Facebook đâu bạn nhé!

Trong trường hợp bạn bình luận BFF mà dòng chữ này vẫn hiện màu đen thì cũng đừng lo, lý do chỉ đơn giản là facebook của bạn chưa kịp cập nhật tính năng đó. Các thuật toán của Facebook không được cập nhật đồng thời nên sẽ là "chuyện thường thôi" khi có người bình luận được chữ BFF màu xanh, thậm chí có thêm cả hiệu ứng vỗ tay còn bạn thì không được.

Chỉ là một trò đùa không hơn không kém nhưng vì được tung ra đúng thời điểm Facebook dính bê bối làm lộ thông tin người dùng nên chiêu lừa này đang khiến không ít người hoang mang. Chưa kể nó còn được "trưng dụng" làm chiêu trò để câu like, câu tương tác. Bạn không thiếu gì cách để có thể bảo vệ tài khoản Facebook của mình, thay vì tun vào những chiêu trò như thế này mà đúng không!

MỚI - NÓNG
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
HHT - Nắng nóng sẽ diễn ra tại hầu hết các địa phương trên cả nước trong dịp nghỉ lễ, nếu có kế hoạch du lịch, vui chơi ngoài trời cần chú ý bảo vệ sức khỏe, tăng cường chống nắng tránh nguy cơ say nóng, đột quỵ. Thế nhưng liệu Hà Nội có nóng tới tận 41 độ C như dự báo của các ứng dụng thời tiết?

Có thể bạn quan tâm

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

HHT - Trong lúc mưa bão chưa từng có tiền lệ đang diễn ra, bầu trời ở thành phố Dubai (UAE) bỗng nhiên chuyển thành màu xanh lá cây và không khí dường như có một lớp bụi. Hình ảnh này khiến nhiều người sợ hãi, cho rằng trông giống như trong các bộ phim về thảm họa thiên nhiên. Vậy hiện tượng này được giải thích thế nào?
Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

HHT - Thời tiết miền Bắc đang nóng và ẩm, chính độ ẩm cao lại khiến nhiệt độ cảm nhận thực tế ngoài trời cao hơn nhiệt độ không khí, tức là con người cảm thấy nóng hơn. Nhưng vào mùa Đông, độ ẩm cao ở miền Bắc lại gây cảm giác lạnh hơn. Tại sao cùng là độ ẩm cao mà lại tạo những hiệu ứng trái ngược như vậy?