Top 15 khối B toàn quốc bày mẹo giành điểm 10 Hóa - Sinh cho team kiến thức “mất gốc“

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Hóa và Sinh luôn là "nỗi ác mộng" đối với nhiều sĩ tử, để đạt trọn điểm cả hai môn này chưa bao giờ là dễ dàng. Bạn Nguyễn Tấn Phúc (học sinh trường Phổ Thông Năng Khiếu - ĐHQG TP.HCM) đã chia sẻ về hành trình giành lấy điểm 10 của mình trong cả hai môn học khó nhằn để giành 29,4 điểm khối B trong kỳ thi Tốt nghiệp THPT Quốc Gia năm 2021 đợt 1. 

Là một trong những thí sinh xuất sắc lấy trọn điểm 10 tuyệt đối của 2 trong 3 môn thuộc tổ hợp tự nhiên trong kỳ thi THPT, bạn Nguyễn Tấn Phúc (học sinh trường Phổ Thông Năng Khiếu - ĐHQG TP.HCM) nằm trong Top 15 thí sinh có điểm khối B cao nhất cả nước đã hé lộ tuyệt chiêu để đạt được điểm 10 tuyệt đối “bộ đôi ám ảnh” Hóa - Sinh và giành tổng 29,4 điểm trong kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2021 đợt 1.

Top 15 khối B toàn quốc bày mẹo giành điểm 10 Hóa - Sinh cho team kiến thức “mất gốc“ ảnh 1

Bảng điểm Toán - Hóa - Sinh đáng ngưỡng mộ của Tấn Phúc - Ảnh: NVCC

Chia sẻ về bí kíp học Hóa, Tấn Phúc tiết lộ mình thường chỉ nghe giảng qua một lần những điểm lý thuyết trong sách giáo khoa và làm thật nhiều dạng câu đếm ở trên mạng. Phần nào sai Phúc sẽ lật lại sách giáo khoa và đánh dấu lại, thế là nắm được nội dung đó. Về bài tập, nắm chắc công thức là một điều quan trọng, đồng thời nắm được tư duy bài toán cũng là yếu tố quan trọng.

Tấn Phúc còn nhấn mạnh: “Làm bài tập Hóa mình nghĩ nên tìm và chọn, đôi khi có thể tự nghĩ ra luôn, các công thức và hướng giải cho riêng mình, thì tự mình sẽ làm rất nhanh đó. Đồng thời mình cũng cần tối ưu hóa cách giải của một bài. Ví dụ một bài thay vì giải hệ tận 4, 5 ẩn thì mình cố gắng tìm cách thứ hai xem có thể gọn hơn không. Đó cũng là một cách học hiệu quả.”

Ngoài ra, trong lộ trình học môn Hóa, sau khi học tất cả kiến thức, Tấn Phúc không giải đề ngay. Cậu bạn tìm và làm bài tập theo chuyên đề theo khả năng và từ từ nâng lên.

Tấn Phúc chia sẻ: “Ví dụ khi học xong chương trình, khả năng mình nghĩ mình chỉ khoảng 8 điểm thì mình sẽ kiếm thật nhiều bài tập 8+ rồi từ từ nâng lên 9+. Đến gần trước thi 2 tháng thì mới làm đề chính thức. Và để đạt được điểm 10, mình nên tập cho bản thân một suy nghĩ cầu toàn, không ngại khó, và không bỏ dễ.”

Top 15 khối B toàn quốc bày mẹo giành điểm 10 Hóa - Sinh cho team kiến thức “mất gốc“ ảnh 2

Tấn Phúc (bạn nam thứ 2 từ trái qua), chủ nhân của 1 trong 19 điểm 10 môn Hóa - môn học “ám ảnh” tại TP.HCM - Ảnh: NVCC

Còn đối với môn Sinh, một môn mà lý thuyết chiếm gần 80% thì Tấn Phúc cần một quá trình lâu dài, nghe giảng thường xuyên cũng như “cọ xát” với nhiều bài tập lí thuyết để nhớ được thay vì chỉ đọc mỗi sách giáo khoa. Để luyện lý thuyết môn Sinh học, Tấn Phúc khuyên rằng nên lựa những dạng bài tập đếm để làm. Đối với bài tập trắc nghiệm mà làm sai thì chứng tỏ lý thuyết chưa vững, cần học và nghe giảng lại.

Cậu bạn cho biết: “Cái sự đi học Sinh nhai đi nhai lại lý thuyết thì mình đã như vậy trong gần 2 năm. Lên lớp 12, môn Sinh mình cũng chưa ổn, nhưng vẫn tiếp tục tiến bộ, nên những bạn thấy mình cứ hay làm sai thì cứ hãy nghĩ là, sai lý thuyết càng nhiều thì càng hay chừng đó á. Mình ghi hết tất cả mọi lỗi sai vào một cuốn sổ tay nhỏ xinh, và lần sau sẽ không sai nữa. Suy cho cùng lý thuyết Sinh lớp 12 cũng chỉ gói gọn trong cuốn sách giáo khoa cơ bản thôi, nên cứ sai đến một lúc nào đó là bạn sẽ... bớt sai đi và trở nên tuyệt vời trước thi thôi. Tất nhiên nên cố gắng học lý thuyết để quá trình hoàn thiện đó diễn ra đúng kế hoạch.”

Về phần bài tập môn Sinh, Tấn Phúc cho rằng không khó, chỉ cần “cẩn thận”. Sinh có những dạng bài dài như phả hệ, nếu làm giữa chừng mà đứt gánh thì tiêu. Để hoàn thành tốt phần bài tập, Tấn Phúc chia sẻ: “Do chỉ thi trong 50 phút nên phải cực kỳ tối ưu hoá từng dòng chữ, từng dòng suy luận và tính toán dứt khoát, chắc chắn. Những bài mang tính cẩn thận như thế tốt nhất nên làm thật nhiều cho quen tay, lên tốc độ, thì mai mốt mình có lỡ sai thì mình sẽ kịp sửa.”

Đồng thời, Tấn Phúc nhấn mạnh, không nên học theo những công thức giải nhanh bài tập sinh học tràn lan trên mạng. Thay vào đó chỉ nên học những công thức thực sự cần thiết thôi. Thao tác nhanh thì làm bài nhanh được, không cần mớ công thức lòng bong, rồi học nhiều quá áp dụng sai.

Top 15 khối B toàn quốc bày mẹo giành điểm 10 Hóa - Sinh cho team kiến thức “mất gốc“ ảnh 3

Tấn Phúc (Áo trắng) và anh chàng Vĩnh Thụy - Quán quân của chương trình tranh luận Trường Teen 2019 là đôi bạn “nhà người ta” mà ai cũng dè chừng - Ảnh: NVCC

Cuối cùng, Tấn Phúc cho rằng luôn luôn ý thức được thời gian thi và cố gắng nén cảm xúc và áp lực xuống. Đồng thời nếu làm xong sớm cũng nên kiểm đi kiểm lại, tận dụng tối ưu thời gian. Phúc muốn chia sẻ tới các bạn thi đợt 2 và teen 2K4 trong kỳ thi THPT năm sau: “Nếu mình thi 3 môn, môn đầu có hỏng cũng không sao, vì mới qua 1/3 chặng thôi, lấy lại tinh thần phục thù 2 môn còn lại nha.”

Top 15 khối B toàn quốc bày mẹo giành điểm 10 Hóa - Sinh cho team kiến thức “mất gốc“ ảnh 4
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

5 cụm từ nên tránh trong bài thi Viết IELTS vì bị người chấm thi coi là thừa thãi

5 cụm từ nên tránh trong bài thi Viết IELTS vì bị người chấm thi coi là thừa thãi

HHT - Trong bài thi Viết IELTS, có những bạn khi luyện thi sẽ được cho một “set” những câu/cụm từ thông dụng để viết khỏi sợ sai. Tuy nhiên, những giảng viên có kinh nghiệm khuyên bạn không nên dùng 5 câu/cụm từ này trong Writing Task 2 do chúng hoặc là đang bị dùng quá nhiều, hoặc là bị người chấm thi coi là “thừa thãi”. Bởi vì người chấm thi cũng biết những câu nào là thí sinh học thuộc để viết vào, có thể không hề tương đồng với năng lực mà thí sinh thể hiện trong toàn bộ bài thi.