Tranh cãi việc trường Quản trị kinh doanh (ĐHQGHN) yêu cầu về chiều cao khi xét tuyển đầu vào

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Thông thường, các chỉ tiêu xét tuyển liên quan đến ngoại hình như chiều cao cân nặng sẽ áp dụng đối trong khối các trường khối Công an, Quân đội. Nhưng mới đây, trường Quản trị kinh doanh (ĐH Quốc gia Hà Nội) đã quy định chiều cao cho các thí sinh tham gia xét tuyển khiến dư luận xôn xao.

Cụ thể, Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội đã công bố Đề án tuyển sinh năm 2024 với tiêu chí cả về chiều cao. Thông tin ghi rõ, các thí sinh ứng tuyển phải có chiều cao từ 1m58 trở lên đối với nữ và 1m65 trở lên đối với nam. Yêu cầu này có từ năm 2023 cho tất cả các ngành, trước đó vào năm 2021 và 2022, áp dụng riêng cho ngành quản trị và an ninh.

Trường Quản trị và Kinh doanh năm học 2024 - 2025 tuyển sinh 500 chỉ tiêu cho 4 ngành đại học chính quy gồm: Quản trị doanh nghiệp và Công nghệ, Marketing và Truyền thông, Quản trị Nhân lực và Nhân tài, Quản trị và An ninh.

Tranh cãi việc trường Quản trị kinh doanh (ĐHQGHN) yêu cầu về chiều cao khi xét tuyển đầu vào ảnh 1

Thí sinh được cân đo trong buổi phỏng vấn trí thông minh cảm xúc - EQ của trường Quản trị và Kinh doanh vào tháng 3. (Ảnh: Facebook Trường Quản trị và Kinh doanh)

Đáng chú ý, ngoài các tiêu chí nói trên, các thí sinh đăng ký vào khoa Quản trị và Kinh doanh cần đáp ứng các điều kiện như: Vượt qua vòng sơ tuyển hồ sơ và đánh giá trí thông minh cảm xúc (EQ) đạt ngưỡng điểm sàn theo quy định.

Đối với ngành Quản trị và An ninh mạng, tiêu chí khắt khe hơn khi có thêm điều kiện học lực 3 năm THPT đạt loại Khá trở lên và hạnh kiểm từ loại khá trở lên.

Yêu cầu này của Trường Quản trị kinh doanh đã tạo ra nhiều ý kiến trái chiều trên mạng xã hội. Một số ý kiến cho rằng tiêu chí về chiều cao có thể gây ra sự bất bình đẳng đối với những thí sinh có năng lực học tập tốt nhưng không đáp ứng được yêu cầu về ngoại hình. Trong khi đáng lẽ giáo dục phải đảm bảo mang đến cơ hội bình đẳng cho mọi người.

Bên cạnh đó, chiều cao và ngoại hình không phản ánh năng lực quản trị hay lãnh đạo. Nhiều nhà lãnh đạo xuất sắc không có chiều cao vượt trội và các tiêu chí này có thể không phản ánh đúng tiềm năng của thí sinh, yếu tố này dường như không công bằng và không cần thiết trong giáo dục đại học.

Tranh cãi việc trường Quản trị kinh doanh (ĐHQGHN) yêu cầu về chiều cao khi xét tuyển đầu vào ảnh 2
Trường Quản trị kinh doanh (ĐH Quốc gia Hà Nội).

Lý giải về việc đưa ra tiêu chí chiều cao trong xét tuyển, đại diện Trường Quản trị và Kinh doanh cho biết, mục tiêu của trường là đào tạo ra những nhà lãnh đạo, quản trị và điều hành xuất sắc cho cả khu vực công và tư: “Trong quá trình thực hiện sứ mệnh này, ngoài những yếu tố về học lực và kỹ năng, thể chất, hình thể cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp và tự tin của các nhà lãnh đạo tương lai”.

Bên cạnh đó, đại diện trường cũng khẳng định, những thí sinh có năng khiếu đặc biệt vẫn sẽ được xét đặc cách để phát triển tài năng và thành công dựa trên sự xuất sắc trong học tập và các kỹ năng khác.

Tranh cãi việc trường Quản trị kinh doanh (ĐHQGHN) yêu cầu về chiều cao khi xét tuyển đầu vào ảnh 6
Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tranh cãi điểm chuẩn vào lớp 10 tại Hà Nội: Trường top dù "rớt đài" vẫn đẳng cấp

Tranh cãi điểm chuẩn vào lớp 10 tại Hà Nội: Trường top dù "rớt đài" vẫn đẳng cấp

HHT - Sau khi Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công bố điểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 10 của các trường công lập (không chuyên), một cuộc tranh cãi lớn đã nổ ra trên mạng xã hội. Trường có điểm chuẩn giảm mạnh khiến cả teen đang theo học lẫn vừa trúng tuyển hụt hẫng. Trái lại, không ít bạn cho rằng teen nên vui vì bản thân đỗ vào trường mơ ước, thay vì lo ngại tới "danh dự".