Tranh luận khi Lịch sử trở thành môn học tự chọn trong chương trình giáo dục mới

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Bắt đầu từ năm học 2022 - 2023, Bộ GD&ĐT sẽ triển khai chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 ở lớp 3, lớp 7 và lớp 10. Và trong đó Lịch sử đã trở thành môn học lựa chọn.

Từ năm học 2022 - 2023, học sinh lớp 10 cả nước sẽ bắt đầu học chương trình phổ thông mới. Theo đó, có bảy môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh, Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp, Giáo dục địa phương.

Ba nhóm môn học để chọn năm môn gồm: Nhóm môn Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật); Khoa học tự nhiên (Vật lí, Hóa học, Sinh học); Công nghệ và nghệ thuật (Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật).

Tranh luận khi Lịch sử trở thành môn học tự chọn trong chương trình giáo dục mới ảnh 1

Môn Lịch sử sẽ nằm trong các môn tự chọn tại chương trình giáo dục phổ thông mới ở lớp 10. Nguồn: Internet.

Ở cấp THPT, chương trình môn Lịch sử là chương trình chuyên sâu, giúp những học sinh có định hướng học các ngành Khoa học xã hội và nhân văn tiếp cận nghề nghiệp tương lai, bao gồm các chủ đề và chuyên đề: Lịch sử và Sử học; Cộng đồng các dân tộc Việt Nam; Làng xã Việt Nam trong lịch sử; Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam (trước Cách mạng tháng Tám năm 1945); Lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông...

Tranh luận khi Lịch sử trở thành môn học tự chọn trong chương trình giáo dục mới ảnh 2

Việc đưa môn Lịch sử vào môn học tự chọn đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều. Ảnh minh hoạ: Internet.

Teen sẽ được chọn 5 môn học từ ba nhóm môn học lựa chọn (nhóm môn Khoa học xã hội, nhóm môn Khoa học tự nhiên, nhóm Công nghệ và nghệ thuật), trong đó mỗi nhóm chọn ít nhất 1 môn học bên cạnh các môn học bắt buộc, những học sinh có định hướng nghề nghiệp khác vẫn có thể chọn học môn Lịch sử với các chủ đề học tập như đã quy định trong chương trình GDPT.

Trước khi Bộ GD&ĐT ban hành chương trình mới, đã xảy ra nhiều cuộc tranh luận về việc đưa bộ môn Lịch sử vào nhóm môn tự chọn. Câu hỏi được đặt ra là, lâu nay học sinh vốn "sợ" Lịch sử hoặc chỉ học để thi cử. Nếu giờ đây, chương trình mới áp phương thức lựa chọn, liệu sẽ có bao nhiêu em chọn bộ môn này để theo học? Giả thiết không có học sinh chọn Lịch sử hay rất ít em chọn liệu môn học này có bị “xóa sổ” một lần nữa được đặt ra.

Đánh giá về điểm mới này, cô Nguyễn Thị Kiều Trinh (giáo viên môn Lịch sử trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu, An Giang) cho biết: Nếu học sinh ít chọn hoặc không lựa chọn môn học này thì các trường THPT sẽ gặp khó khăn trong việc giải bài toán nhân sự. Ngoài ra, phổ điểm môn Lịch Sử qua các năm luôn thấp nên có thể học sinh sẽ e dè khi lựa chọn.

Xét về cơ chế thị trường học môn Sử sẽ phục vụ cho những công việc như Văn hóa - Xã hội, nghiên cứu, du lịch… nhưng chỉ tiêu tuyển dụng thấp nên số lượng học sinh sẽ e dè khi chọn khối thi có môn Sử. Nhưng môn lịch sử sẽ không bị "xóa trắng" như dư luận lo ngại, ngoài những học sinh lựa chọn lịch sử theo định hướng lựa chọn ngành nghề ở bậc học cao hơn, những học sinh khác có thể chọn học thêm lịch sử vì yêu thích.

Tranh luận khi Lịch sử trở thành môn học tự chọn trong chương trình giáo dục mới ảnh 3

Cô Kiều Trinh chia sẻ quan điểm khi môn Lịch sử trở thành môn học tự chọn. Ảnh: NVCC

Theo quan điểm của một giáo viên dạy Sử, cô Kiều Trinh nhấn mạnh tầm quan trọng của môn Lịch sử: “Đây là môn học quan trọng, có những đóng góp to lớn trong việc giáo dục truyền thống yêu nước và lòng tự tôn dân tộc, hình thành nên nhân cách con người Việt Nam”. Để thích ứng với sự đổi mới này, cô Trinh chia sẻ “Giáo viên phải tích cực học hỏi, thích ứng với nhiều điểm mới của chương trình GDPT 2018. Với phân hóa này, nếu môn lịch sử có sự chuyển biến mạnh mẽ về phương pháp dạy học để hấp dẫn hơn thì sẽ thu hút nhiều học sinh tự nguyện học thay vì bị ép buộc hoặc chỉ 'học để thi'.”

Tranh luận khi Lịch sử trở thành môn học tự chọn trong chương trình giáo dục mới ảnh 4

Theo nhiều quan điểm, "Dân ta phải biết Sử ta" nên việc đưa môn Lịch sử thành môn học tự chọn có thể khiến môn học này bị "khai tử". Nguồn: Internet

Trong tâm thế chuẩn bị đón nhận chương trình giáo dục mới, bạn Nguyễn Quang Trường (trường THCS Đồng Đen, huyện Bình Chánh, TP.HCM) cho biết: "Mình rất thích tìm tòi những kiến thức về lịch sử Việt Nam cũng như lịch sử thế giới. Nhưng để hoàn thành bài kiểm tra môn Sử điểm cao thì hơi khó khăn với mình. Nên nếu được lựa chọn mình sẽ không chọn học môn Sử ở lớp 10 mà sẽ chọn những môn khác nhẹ nhàng hơn."

Tranh luận khi Lịch sử trở thành môn học tự chọn trong chương trình giáo dục mới ảnh 8
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

"Rì viu" học phí trường đại học cho 2K7 định hướng nhóm ngành Xã hội - Nhân văn

"Rì viu" học phí trường đại học cho 2K7 định hướng nhóm ngành Xã hội - Nhân văn

HHT - Với người chơi hệ xã hội, mê viết lách, thuyết trình hay làm việc với con người, chắc chắn các ngành Xã hội - Nhân văn là lựa chọn sáng giá. Tuy nhiên, nên học ngành nào, trường nào và học phí ra sao lại là điều khiến nhiều teen băn khoăn. Dưới đây là những ngôi trường vừa có chất lượng đào tạo tốt, vừa có mức học phí hợp lý.
"Bao giờ hết bạo lực học đường?", câu trả lời của Bộ trưởng khiến người lớn phải suy ngẫm

"Bao giờ hết bạo lực học đường?", câu trả lời của Bộ trưởng khiến người lớn phải suy ngẫm

HHT - Tại phiên chất vấn sáng 20/6, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn nhận được câu hỏi từ đại biểu Nguyễn Minh Tâm (đoàn Quảng Bình) về tình trạng bạo lực học đường. Không né tránh, không hứa hẹn sáo rỗng, ông đưa ra một câu trả lời khiến cả hội trường lặng đi và được dư luận đánh giá là đầy chân thành, nhân văn.
Tuyển sinh các trường quân đội năm 2025: Tỉ lệ chọi tăng mạnh, điều kiện chặt chẽ

Tuyển sinh các trường quân đội năm 2025: Tỉ lệ chọi tăng mạnh, điều kiện chặt chẽ

HHT - Bên cạnh các trường đại học dân sự, khối các học viện, trường sĩ quan trong quân đội vẫn là lựa chọn đặc biệt thu hút nhiều thí sinh mỗi mùa tuyển sinh. Tuy nhiên, để trúng tuyển vào các trường quân đội, thí sinh cần vượt qua nhiều vòng xét tuyển khắt khe, từ sức khỏe, học lực cho tới sơ tuyển địa phương.
Sĩ tử 2K7 lên chiến lược "chạy nước rút" trước kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Sĩ tử 2K7 lên chiến lược "chạy nước rút" trước kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

HHT - Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2025 là năm đầu tiên áp dụng nhiều đổi mới từ khâu tổ chức tới đề thi, môn thi và đặc biệt là nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Trước bối cảnh đó, nhiều sĩ tử đã chủ động tìm kiếm các “chiến lược ôn tập” phù hợp để đạt được kết quả tốt nhất.
ĐH Monash (Úc) đạt thứ hạng cao nhất từ trước đến nay trên BXH Đại học thế giới QS 2026

ĐH Monash (Úc) đạt thứ hạng cao nhất từ trước đến nay trên BXH Đại học thế giới QS 2026

Đại học Monash tiếp tục khẳng định vị thế trong nhóm 50 đại học hàng đầu thế giới khi đạt thành tích ấn tượng trên Bảng Xếp hạng Đại học Thế giới QS World University Rankings (QS WUR) 2026. Trường đã tăng một bậc so với năm ngoái, vươn lên hạng 36 toàn cầu, thứ hạng cao nhất trong lịch sử xếp hạng của Monash cho đến nay.
100HRS Global Creative Marathon: Cuộc chiến sáng tạo không ngủ của những tài năng trẻ

100HRS Global Creative Marathon: Cuộc chiến sáng tạo không ngủ của những tài năng trẻ

Trong ngành công nghiệp phim hoạt hình, tốc độ là yếu tố then chốt để đảm bảo tiến độ dự án. Một bộ phim hoạt hình 3D thường mất hằng tháng, thậm chí nhiều năm để hoàn thành. Thế nhưng, tại "100HRS Global Creative Marathon", các thí sinh chỉ có đúng 100 giờ liên tục để tạo ra một sản phẩm chất lượng cao. Đây không chỉ là thử thách về kỹ thuật mà còn là bài kiểm tra khả năng chịu áp lực và làm việc nhóm của những nhà làm phim trẻ.