Từ vụ BTS bị so sánh với virus Corona: Ghét K-Pop thành “trào lưu” độc hại trên thế giới

0:00 / 0:00
0:00
HHT - K-Pop đã “hot” từ hơn một thập kỷ nay và vẫn chưa có dấu hạ nhiệt. Tất nhiên, bất kỳ điều gì có nhiều người yêu thì cũng sẽ có không ít người ghét. Nhưng dường như, “ghét K-Pop” lại đang trở thành một “trào lưu” ở nhiều nước. Lý do là gì vậy?

Từ Super Junior và Girls Generation vào đầu những năm 2010, đến BTS và BLACKPINK ở hiện tại, K-Pop có vẻ như ngày càng thu hút hơn, ấn tượng hơn.

Tuy nhiên, mới đây, một tờ báo châu Á đã nhận xét rằng, khi fanbase của K-Pop tăng trưởng thì số hater cũng tăng lên - các hater này không chỉ tỏ ra thù ghét âm nhạc Hàn Quốc mà thậm chí còn cả nền văn hóa Hàn Quốc nói chung. Mà sự thù ghét nhằm vào cả một nền văn hóa như vậy rõ ràng là rất “độc hại”.

Từ vụ BTS bị so sánh với virus Corona: Ghét K-Pop thành “trào lưu” độc hại trên thế giới ảnh 1

Super Junior. Ảnh: Soompi.

Cho nên, một câu hỏi được đặt ra là: Vì sao lại có “trào lưu ghét K-Pop” này? Có 3 nguyên nhân ban đầu đã được đưa ra, theo nhận định của một số trang tin:

1. Phân biệt chủng tộc

Nhiều người cho rằng, sự thù ghét đối với K-Pop bắt nguồn từ sự kỳ thị chủng tộc. Gần đây, người dẫn chương trình phát thanh ở Đức là Matthias Matuschik đã so sánh nhóm BTS với virus Corona và dùng nhiều từ ngữ mang tính hạ thấp nhóm nhạc. Sau đó, đài phát thanh đã sớm đưa ra lời xin lỗi, nhưng tất nhiên, các fan BTS đã công khai bày tỏ sự phẫn nộ, cho rằng Matuschik phân biệt chủng tộc.

Thật bất ngờ, trong khi nhiều người nổi tiếng cũng lên án Matuschik thì nhiều netizen lại ủng hộ người dẫn chương trình này, chỉ trích các fan của BTS là… làm to chuyện.

Từ vụ BTS bị so sánh với virus Corona: Ghét K-Pop thành “trào lưu” độc hại trên thế giới ảnh 2

Nhà sản xuất âm nhạc Steve Aoki gọi cách nói của Matuschik là "không thể chấp nhận". (Ảnh chụp màn hình Twitter).

2. K-Pop rất nổi tiếng, nên “ghét K-Pop” cũng khiến người ta nổi tiếng

Không chỉ nhiều cư dân mạng, mà một số người sáng tạo nội dung trên mạng xã hội cũng cảm thấy rằng, tỏ ra ghét K-Pop là cách nhanh nhất khiến mình nổi danh. Gần đây, một người nổi tiếng ở Malaysia cũng trở nên… nổi tiếng hơn (mặc dù theo cách tiêu cực) vì đặt những cái tên mang tính xúc phạm cho các nghệ sĩ K-Pop, bao gồm cả Lisa (BLACKPINK), trong video của mình. Việc này khiến chính người dân Malaysia còn thấy không chịu nổi và rất giận dữ, kêu gọi tẩy chay.

Từ vụ BTS bị so sánh với virus Corona: Ghét K-Pop thành “trào lưu” độc hại trên thế giới ảnh 3

BLACKPINK. Ảnh: The List.

Thực tế, những hành động như trên là rất tiêu cực và lệch lạc, bởi K-Pop là một thể loại âm nhạc, và nếu đó không phải là loại nhạc bạn thích thì cũng là bình thường. Tuy nhiên, chủ động xúc phạm một thể loại nhạc mà mình không thích, rồi phán xét những người thích nó, thì mới là không bình thường chút nào.

3. Thành kiến với các fan của K-Pop

Mặc dù đa số các fan đúng là rất thích những tác phẩm của các nghệ sĩ, nhưng vẫn có một nhóm nhỏ các fan nâng sự yêu thích đó lên "một tầm cao mới", nên mới được gọi là “fan cuồng”. Theo trang Koreaboo, một K-Pop hater từng tiết lộ rằng, một trong những lý do khiến anh ghét K-Pop là việc các fan cứ gọi thần tượng là oppa, mặc dù các fan đó không phải là người Hàn. Hoặc có những chuyện khá bình thường như nhiều fan K-Pop có hành động “kịch tính”, tặng nhiều quà cho thần tượng… cũng có thể khiến một số người trở nên ghét K-Pop, mặc dù, bản thân họ cũng biết rằng cảm giác ghét đó là vô lý.

Từ vụ BTS bị so sánh với virus Corona: Ghét K-Pop thành “trào lưu” độc hại trên thế giới ảnh 4

BTS. Ảnh: Big Hit Entertainment.

Đồng thời, nhiều người còn tự kết luận rằng kiểu âm nhạc mà thu hút nhiều cô gái tuổi teen thì thường là… không chất lượng. Khi nhóm nhạc One Direction mới nổi, họ cũng bị đánh giá tương tự chỉ vì fanbase của họ gồm chủ yếu là các cô gái tuổi teen. Tất nhiên, cách đánh giá này đã được chứng minh là hoàn toàn không chính xác, nhưng định kiến của con người thì lại rất khó thay đổi.

Nói cho cùng, tất cả chúng ta đều được tự do thích bất kỳ loại âm nhạc nào, nhưng việc căm ghét một loại âm nhạc khác thì có gì vui? Bao giờ cũng vậy, sự căm ghét điều gì cũng chỉ khiến bản thân chúng ta chịu những cảm giác tiêu cực trước mà thôi.

Từ vụ BTS bị so sánh với virus Corona: Ghét K-Pop thành “trào lưu” độc hại trên thế giới ảnh 5
Theo (Theo nhiều nguồn tin)
MỚI - NÓNG
Chương trình "Ánh lửa từ trái tim": Khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần cống hiến, hy sinh
Chương trình "Ánh lửa từ trái tim": Khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần cống hiến, hy sinh
HHT - Nhân kỷ niệm Ngày Quốc khánh 2/9, Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10 và Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 22/12, báo Tiền Phong phối hợp với Công ty cổ phần Him Lam và Trường Đại học Kinh tế quốc dân tổ chức chương trình tri ân, giao lưu với các thương binh nặng trên toàn quốc mang tên “Ánh lửa từ trái tim”.

Có thể bạn quan tâm

Du khách đổ xô tới “cây cầu bậc thang” chênh vênh để chụp ảnh, có người thiệt mạng

Du khách đổ xô tới “cây cầu bậc thang” chênh vênh để chụp ảnh, có người thiệt mạng

HHT - Một “cây cầu bậc thang” trông khá mỏng manh bắc ngang qua các mỏm núi đã trở thành địa điểm thu hút du khách, trong đó một số là những người ưa mạo hiểm, còn phần lớn là những người muốn có ảnh đẹp đăng lên mạng xã hội. Tuy nhiên, đã mới có người gặp nạn ở cây cầu nguy hiểm này.