Từ vụ hỏa hoạn cạnh KTX Đại học Sư Phạm: Gen Z cần làm gì để giữ an toàn cho bản thân?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Để tránh gặp phải tình cảnh bối rối trước những tình huống nguy hiểm như hỏa hoạn, bạn đừng quên bỏ túi những tips sau!

Không phải ai cũng đủ kinh nghiệm để xử lý nhanh nhạy trước những trường hợp nguy cấp. Là nạn nhân trong trận hỏa hoạn cạnh KTX Đại học Sư Phạm vừa qua, bạn Xuân Nhi (sinh viên trường ĐH Sư Phạm) chia sẻ: “Mình đã rất hoảng loạn, khi đang học bài tại phòng KTX thì ngửi thấy mùi khét và tiếng nổ vang lên. Nhìn sang nhà xưởng bên cạnh ký túc xá, tôi phát hiện cháy liền gọi mọi người tháo chạy. Ai nấy đều hoảng sợ vì lửa cháy lớn”.

Trần Quang Trường (sinh viên đại học Văn Lang) nhận thức về mức độ nghiêm trọng của vụ hỏa hoạn. “Sau khi sự việc xảy ra, mình đã ngay lập tức hỏi thăm bạn bè, và thật may là mọi người đều an toàn. Thế nhưng, qua vụ việc lần này và những vụ hỏa hoạn khác, mình nghĩ các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp... nên có những biện pháp ngăn ngừa cháy nổ. Ngoài ra, cần phải kiểm tra, bảo trì các thiết bị và cẩn thận hơn với những vật liệu dễ cháy nổ trong thời điểm nắng nóng này. Bản thân các bạn Gen Z cũng có thể trang bị một vài "vũ khí" nhỏ như ghi nhớ vị trí bình chữa cháy, lối thoát hiểm; học cách sử dụng dụng cụ chữa cháy, báo cháy... để có thể nhanh chóng bảo vệ bản thân.”

Từ vụ hỏa hoạn cạnh KTX Đại học Sư Phạm: Gen Z cần làm gì để giữ an toàn cho bản thân? ảnh 1
Quang Trường cho rằng các bạn sinh viên cần trang bị những kiến thức cần thiết để phòng vệ bản thân khi có hỏa hoạn xảy ra. Ảnh: NVCC

Nếu vẫn chưa tự tin vào vốn kỹ năng đảm bảo an toàn cháy nổ của bản thân, Gen Z đừng bỏ qua loạt bí kíp sau đây để có thể ứng biến nhanh chóng nếu không may gặp phải sự cố đáng tiếc:

1. Khi cảm nhận được mùi lạ như mùi khét, thấy khói hoặc nghe thấy chuông báo cháy, Gen Z cần ngay lập tức di chuyển theo lối thoát hiểm. Để tránh tình trạng ngạt do hít phải khói, có thể mang theo khăn, mền, vải tẩm ướt để che phần mũi và miệng.

2. Cần đóng cửa ngay nếu nhận thấy đám cháy sắp sửa lan đến phòng bạn để tránh ngọn lửa không bén vào phòng ngay lập tức. Vì khói sẽ bay ở phía trên, thế nên hãy nhanh chóng quan sát phần dưới cửa, nếu cảm thấy phía dưới cửa chưa nóng thì mở cửa và quan sát xung quanh, bình tĩnh nằm sát mặt đất và trườn ra ngoài. Nếu cảm thấy cánh cửa nóng, chứng tỏ lửa đang tiến đến gần cửa và dễ gây nguy hiểm. Đừng mở cửa, hãy tìm lối thoát khác, cửa thoát hiểm, cửa sổ...

3. Trong trường hợp bị kẹt, hãy cố gắng đến được chỗ mà lực lượng cứu hỏa và cấp cứu có thể nghe hoặc thấy bạn. Các Gen Z cũng có thể lấy bất cứ vật dụng nào màu trắng và đặt/ treo nó ở vị trí dễ thu hút sự chú ý. Tuyệt đối không mở cửa sổ, oxy bên ngoài cửa sổ sẽ thu hút lửa từ cửa chính.

5. Kêu gọi sự giúp đỡ ngay khi bạn ra khỏi đám cháy từ số điện thoại khẩn cấp 114 của lực lượng cứu hoả và nhờ thêm sự giúp đỡ của mọi người xung quanh.

6. Trong trường hợp có ai đó mất tích, chỉ chạy ngược vào trong nhà khi tình huống đủ an toàn. Thông báo ngay với lực lượng cứu hỏa nếu bạn nghĩ ai đó vẫn còn bị kẹt trong nhà. Tương tự như vậy, khi mọi người đã ra khỏi nhà an toàn và đầy đủ, bạn cũng nên thông báo cho cho lực lượng cứu hỏa để giảm đáng kể nguy cơ thương vong cho các anh cứu hỏa đấy!

Từ vụ hỏa hoạn cạnh KTX Đại học Sư Phạm: Gen Z cần làm gì để giữ an toàn cho bản thân? ảnh 2

Bỏ túi những tips hữu ích này cho những trường hợp xấu nhất. Nguồn: Internet

Bạn cũng có thể áp dụng những tips sau của chúng tớ để giảm nguy cơ hoả hoạn, nhất là trong mùa hanh khô. Đừng hoảng loạn, hãy cố gắng bình tĩnh hết sức, tìm cách giảm thiểu mức độ thương vong tối đa cho bản thân và gia đình nhé!

Từ vụ hỏa hoạn cạnh KTX Đại học Sư Phạm: Gen Z cần làm gì để giữ an toàn cho bản thân? ảnh 6
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm