Việt Nam tiêu thụ hơn 4 tỷ lít nước ngọt mỗi năm, cảnh báo "nóng" tình trạng béo phì

Việt Nam tiêu thụ hơn 4 tỷ lít nước ngọt mỗi năm, cảnh báo "nóng" tình trạng béo phì
HHT - Theo báo cáo, mức tiêu thụ đồ uống có đường ở Việt Nam đã tăng lên một cách chóng mặt trong những năm vừa qua.

Sáng 22/6, Bộ Y tế đã công bố các khuyến nghị mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), với mục tiêu nhằm kiểm soát lượng tiêu thụ đồ uống có đường (hay nước ngọt).

Giống như rất nhiều nước khác trên thế giới, Việt Nam hiện đang ghi nhận mức tiêu thụ nước ngọt tăng nhanh theo từng năm. Năm 2000, mức tiêu thụ đồ uống có đường theo bình quân đầu người ở nước ta là 6 lít, tuy nhiên đến năm 2016 thì con số này đã tăng lên đến 44 lít.

Ông Trương Đình Bắc, Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, căn cứ theo báo cáo của tổ chức Euromonitor International, năm 2016, Việt Nam đã tiêu thụ hơn 4 tỷ lít nước ngọt. Trong số đó, trà uống liền được tiêu thụ với số lượng nhiều nhất (hơn 2 tỷ lít); tiếp theo đó là nước uống có ga (hơn 1 tỷ lít), sau cùng mới đến nước uống thể thao, nước tăng lực và nước ép trái cây.

Mức tiêu thụ đồ uống có đường ở Việt Nam đã tăng lên mọt cách chóng mặt trong những năm vừa qua.

Báo cáo này cũng cho thấy rõ ràng rằng thị trường nước có ga đang được mở rộng một cách nhanh chóng tại Việt Nam, từ chưa tới 600 triệu lít vào năm 2010, lên tới hơn 800 triệu lít vào năm 2014. Mức tăng trưởng bình quân của thị trường này là 9,2% mỗi năm.

Trong cuộc điều tra toàn cầu về sức khỏe học sinh của WHO, kết quả cho thấy tỷ lệ học sinh Việt Nam thường xuyên sử dụng các loại nước ngọt có ga trong vòng 30 ngày vừa qua là khoảng 31%.

Cũng theo dự báo, mức tiêu thụ nước giải khát tại Việt Nam vào năm 2018 sẽ đạt hơn 5 tỷ lít, và con số này sẽ tăng tới 11 tỷ lít vào năm 2025. Mức tiêu thụ và sản xuất nước đường tại nước ta cũng tăng đều hàng năm, ở vào mức 30 - 40 %. Đặc biệt, mức tiêu thụ còn vượt xa so với mức sản xuất ra được.

Chia sẻ về thực trạng này ở nước ta hiện nay, ông Trương Đình Bắc cho biết: "Nước ngọt là loại đồ uống được rất nhiều trẻ em cũng như giới trẻ yêu thích, trong khi đó việc sử dụng các đồ uống có đường sẽ khiến cho cơ thể dư thừa năng lượng, dẫn tới tích lũy mỡ, rối loạn chuyển hóa. Chúng còn là nguy cơ gây ra các bệnh không lây nhiễm như thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, loãng xương,...".

Tỷ lệ thừa cân, béo phì tại nước ta cũng gia tăng nhanh chóng do chế độ ăn uống và việc sử dụng các loại đồ uống có đường.

Tại Việt Nam, tỷ lệ thừa cân béo phì đang gia tăng một cách nhanh chóng. Có tới 25% dân số trưởng thành đang trong tình trạng bị thừa cân, béo phì. Theo các số liệu thống kê thì trong 15 năm trở lại đây, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi mắc thừa cân béo phì tăng nhanh từ mức 0,6 % lên mức 5,3 %. Tỷ lệ này được ghi nhận đặc biệt tăng nhanh tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Theo WHO, chế độ ăn uống trung bình hàng ngày cung cấp cho cơ thể 2.000 kcal, trong 10% tổng lượng calo tương đương 50g đường tự do (bao gồm đường đơn, đường đôi, đường tự nhiên có trong mật ong, nước ép trái cây,...) Để có lợi cho sức khỏe, chúng ta nên giảm việc tiêu thụ lượng đường này xuống dưới mức 5% tổng lượng calo tiêu thụ mỗi năm.

Theo các kết quả phân tích, thì mỗi lon nước ngọt có chứa khoảng 36g đường tự do. Điều này có nghĩa là trong một ngày, nếu một đứa trẻ chỉ uống 1 lon hoặc một chai đồ uống có đường thì lượng đường tiêu thụ đã vượt quá mức khuyến cáo.

Nước ngọt là loại đồ được ưa thích bởi hương vị của chúng.

WHO đã khuyến cáo mức tiêu thụ đường tự do của một người là dưới 25mg một ngày. Trung bình một ngày, mỗi người Việt Nam chúng ta đã tiêu thụ khoảng 46,5 g đường tự do, gần bằng mức giới hạn tối đa 50 g và cao gần gấp đôi so với mức tiêu thụ do WHO khuyến cáo.

Đồ uống có đường là tất cả các loại đồ uống có chứa đường tự do, bao gồm nước ngọt có ga hoặc không có ga, nước ép trái cây, rau củ và đồ uống, chất lỏng, nước quả cô đặc. Ngoài ra, có thể kể đến nước có pha hương vị, đồ uống năng lượng và đồ uống dành cho thể thao, trà uống liền, cà phê pha sẵn và sữa pha hương vị.

Theo BỘ Y TẾ
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bí kíp trở thành “chiến thần” bắt chuyện: Thử một ngày làm người hướng nội

Bí kíp trở thành “chiến thần” bắt chuyện: Thử một ngày làm người hướng nội

HHT - Bạn vừa nhập học vào một lớp toàn những gương mặt xa lạ, muốn bắt chuyện với người bạn trông có vẻ rất thú vị bàn trên nhưng không biết phải làm sao. Thật ra thì việc làm quen và mở đầu cuộc trò chuyện với người lạ cũng là một nghệ thuật, cần có kiến thức, kinh nghiệm và trải nghiệm đó!
Chúng ta có đang chạy hụt hơi để theo kịp các tiêu chuẩn sắc đẹp của thời đại?

Chúng ta có đang chạy hụt hơi để theo kịp các tiêu chuẩn sắc đẹp của thời đại?

HHT - Tiêu chuẩn sắc đẹp luôn giữ một vị trí quan trọng trong cuộc sống xã hội, tuy nhiên chúng không cố định mà thường thay đổi theo thời đại. Để theo kịp những kì vọng về nhan sắc của mỗi thời kì, các cô gái phải cập nhật liên tục và chạy hụt hơi cùng các phương pháp làm đẹp mới.