Vụ kiện “Thần đồng đất Việt”: Họa sĩ Lê Linh và Phan Thị có những quyền gì? (Kì 2)

Vụ kiện “Thần đồng đất Việt”: Họa sĩ Lê Linh và Phan Thị có những quyền gì? (Kì 2)
HHT - Nhiều bạn hỏi: Công ty Phan Thị đã tạo điều kiện cho họa sĩ Lê Linh sáng tác thì bộ truyện phải thuộc về công ty. Cùng phân tích khái niệm “quyền nhân thân” và “quyền tài sản” trong pháp luật sở hữu trí tuệ để có câu trả lời nhé!

Ở kì trước, Hoa Học Trò đã cung cấp cho bạn thông tin về việc họa sĩ Lê Linh đòi hỏi quyền tác giả đối với cái gì và vấn đề "tác giả" bỗng dưng nhiều lên đột biến (xem tại đây). Tiếp theo, hãy cùng làm rõ thắc mắc cuối cùng trong vụ kiện gây xôn xao này. 

Vụ kiện “Thần đồng đất Việt”: Họa sĩ Lê Linh và Phan Thị có những quyền gì? (Kì 2) ảnh 1

Công ty Phan Thị đã tạo điều kiện sáng tác, họa sĩ Lê Linh có quyền đòi hỏi quyền tác giả không?

Theo Điều 8 Nghị định 76/1996 (hiện tại văn bản này đã hết hiệu lực, nhưng ở thời điểm xảy ra vụ việc vào năm 2002 thì luật này được áp dụng), quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân (Điều 1) và quyền tài sản (Điều 2). Việc họa sĩ Lê Linh muốn được công nhận là tác giả duy nhất chỉ có liên quan đến quyền nhân thân, không liên quan đến quyền tài sản.

Quyền nhân thân trong sở hữu trí tuệ:

Trong Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) 2005, các quyền này được quy định rõ ràng hơn.

Cụ thể ở Điều 19 Luật SHTT 2005, quyền nhân thân bao gồm các quyền: Đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. Quyền nhân thân này không thể chuyển giao (tức họa sĩ Lê Linh là tác giả, có quyền nhân thân, và quyền nhân thân này gắn liền với danh dự, uy tín của họa sĩ Lê Linh nên theo luật không thể chuyển giao được cho bất kì ai, kể cả công ty Phan Thị).

Khi họa sĩ Lê Linh yêu cầu được công nhận là tác giả duy nhất của bốn hình tượng nhân vật, chính là liên quan đến quyền nhân thân (liên quan đến uy tín và danh dự của bản thân họa sĩ).

Họa sĩ Lê Phong Linh

Theo quy định tại khoản 4 Điều 19 Luật SHTT 2005: Quyền nhân thân của tác giả bao gồm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. Họa sĩ Lê Linh là tác giả với các hình tượng nhân vật nên Lê Linh cũng có quyền cho hoặc không cho phép công ty Phan Thị thực hiện các tác phẩm phái sinh (truyện từ tập 79 trở đi) dựa trên bốn hình tượng nhân vật chính.

Quyền tài sản trong sở hữu trí tuệ:

Còn quyền tài sản thì được quy định tại Điều 20 Luật SHTT 2005, HHT xin trích một số quyền sau đây: làm tác phẩm phái sinh; sao chép tác phẩm; truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác,... Đây là những quyền có thể chuyển giao được (tức là họa sĩ Lê Linh là tác giả, Lê Linh có quyền tài sản, và quyền này có thể chuyển giao cho công ty Phan Thị).

Theo các điều luật vừa được dẫn ở trên, có thể hiểu Công ty Phan Thị có quyền tài sản đối với các hình tượng nhân vật , Sửu, Dần, Mẹo.

Vụ kiện “Thần đồng đất Việt”: Họa sĩ Lê Linh và Phan Thị có những quyền gì? (Kì 2) ảnh 3

Trong đơn đề nghị mà công ty Phan Thị gửi Cục bản quyền tác giả, chỉ có ghi: “Toàn bộ quyền sở hữu thuộc về Công ty Phan Thị” (tức là quyền tài sản, không phải quyền nhân thân), và họa sĩ Lê Phong Linh và bà Phan Thị Mỹ Hạnh “được công ty giao nhiệm vụ thực hiện các tác phẩm bản vẽ nhân vật , Sửu, Dần, Mẹo để in trên bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt”. Không hề có chữ nào cho rằng quyền nhân thân của bốn hình tượng nhân vật này thuộc về công ty Phan Thị.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tổng duyệt Đại lễ 30/4: Khi hòa bình được viết nên từ bản hòa ca của nhân dân và chiến sĩ

Tổng duyệt Đại lễ 30/4: Khi hòa bình được viết nên từ bản hòa ca của nhân dân và chiến sĩ

HHT - Trong ngày tổng duyệt Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, hàng nghìn người dân đã đổ về các tuyến đường trung tâm TP.HCM từ nửa đêm để chờ đón những khoảnh khắc diễu binh, diễu hành đầy tự hào. Giữa không khí ngập sắc cờ đỏ sao vàng, từng tiếng hát, từng lời hô càng thêm vang vọng hào khí của ngày hội non sông.
Người trẻ tham gia chiến dịch A50: 5 tháng luyện tập để vinh dự đi trong vòng tay nhân dân

Người trẻ tham gia chiến dịch A50: 5 tháng luyện tập để vinh dự đi trong vòng tay nhân dân

HHT - Những ngày cuối tháng 4 này, TP.HCM rợp bóng cờ hoa và tràn ngập không khí hào hùng, khi từng bước chân của các chiến sĩ trẻ hòa cùng tiếng reo hò của người dân, chuẩn bị cho Đại lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (chiến dịch A50). Giữa không khí thiêng liêng ấy, mỗi câu chuyện nhỏ từ những thành viên tham gia diễu binh lại càng làm sống động hơn tình yêu nước và niềm tự hào dân tộc.