Vùng áp thấp gần Philippines được dự báo sẽ đi vào Biển Đông và mạnh lên

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Một vùng áp thấp ở gần Philippines đang có xu hướng củng cố và mạnh lên. Hiện tại các mô hình lớn đã trở nên thống nhất trong dự báo rằng vùng áp thấp này sẽ đi vào Biển Đông và tiếp tục tăng cường độ. Những dự báo cụ thể thế nào, và trong trường hợp vùng áp thấp đi vào Biển Đông thì nó có ảnh hưởng đến thời tiết nước ta không?

Nhiều khu vực ở Philippines đã được cảnh báo sẽ có mưa to và có thể ngập lụt khi một vùng áp thấp tiến đến gần, theo cơ quan khí tượng nước này (PAGASA).

Đây chính là vùng áp thấp đã được đề cập trong một vài bản tin trước, nó được Trung tâm Cảnh báo Bão Liên hợp (JTWC) của Mỹ ký hiệu là 92W.

Áp thấp 92W diễn biến khá phức tạp và di chuyển chậm, khiến ban đầu các cơ quan khí tượng lớn trên thế giới nhận định khá khác nhau về khả năng phát triển và đường đi của nó.

Tuy nhiên, đến chiều 8/6, các mô hình dự báo lớn đã trở nên thống nhất.

Cụ thể, chiều 8/6, vùng áp thấp 92W đang ở phía Đông của đảo Luzon (Philippines), sức gió duy trì tối đa là 20 - 30 km/h. Nó đang có môi trường khá thuận lợi để phát triển với độ đứt gió từ thấp đến vừa, nhiệt độ bề mặt biển cao (30 - 31oC).

Vùng áp thấp gần Philippines được dự báo sẽ đi vào Biển Đông và mạnh lên ảnh 1

Vị trí của vùng áp thấp 92W vào chiều tối ngày 8/6. Ảnh: Zoom Earth, JMA/ NOAA/ CIRA.

Theo JTWC, các mô hình toàn cầu ở thời điểm chiều 8/6 đã có độ thống nhất cao về việc vùng áp thấp 92W sẽ di chuyển theo hướng Tây để đi vào Biển Đông và mạnh lên đều đặn.

Nhưng các mô hình chưa thống nhất ở mức độ mạnh lên của vùng áp thấp 92W trong trường hợp nó vào Biển Đông. Các mô hình hiện tại đều cho rằng 92W sẽ vào Biển Đông trong vòng 2 ngày tới và mạnh lên đáng kể vào ngày 11 - 12/6. Tuy nhiên, có mô hình (như ICON của Đức) nhận định nó sẽ chỉ mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới (ATNĐ), còn có mô hình (như GFS - Hệ thống Dự báo Toàn cầu - của Mỹ) lại dự báo 92W sẽ thành bão.

Vùng áp thấp gần Philippines được dự báo sẽ đi vào Biển Đông và mạnh lên ảnh 2

Mô hình ICON dự báo cho ngày 13/6: Vùng áp thấp mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông. Ảnh: Windy, ICON.

Về đường đi của vùng áp thấp 92W, các mô hình đều dự báo sau khi vào Biển Đông và di chuyển theo hướng Tây, nó sẽ vòng lên phía Bắc, tiến gần đến phía Nam của Trung Quốc. Trong trường hợp này, nó có thể không ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta, nhưng ảnh hưởng gián tiếp là có thể khiến thời tiết trên đất liền rất nóng (dự báo hiện tại là miền Bắc).

Vùng áp thấp gần Philippines được dự báo sẽ đi vào Biển Đông và mạnh lên ảnh 3

Mô hình GFS dự báo cho ngày 13/6: Vùng áp thấp trở thành bão trên Biển Đông. Ảnh: Windy, GFS.

Vì dự báo ATNĐ/ bão là rất phức tạp nên trong những ngày tới có thể còn có thay đổi về vùng áp thấp 92W này.

Vùng áp thấp gần Philippines được dự báo sẽ đi vào Biển Đông và mạnh lên ảnh 7
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Liệu bão số 1 Wutip có vào Vịnh Bắc Bộ không và có thể gây ảnh hưởng thế nào?

Liệu bão số 1 Wutip có vào Vịnh Bắc Bộ không và có thể gây ảnh hưởng thế nào?

HHT - Các mô hình dự báo đang đưa ra những khả năng hơi khác nhau về đường đi của cơn bão số 1 (tên quốc tế là Wutip). Trong đó, nhiều mô hình đã nhận định bão số 1 sẽ đi lệch sang phía Tây nhiều hơn so với những dự báo ban đầu, tức là khả năng cơn bão này vào Vịnh Bắc Bộ đã tăng lên. Trong trường hợp đó, nó có thể ảnh hưởng thế nào đến thời tiết miền Bắc nước ta?
Miền Bắc sắp tăng nhiệt, Hà Nội có thể lại đạt mức nắng nóng đặc biệt gay gắt

Miền Bắc sắp tăng nhiệt, Hà Nội có thể lại đạt mức nắng nóng đặc biệt gay gắt

HHT - Mưa dông ở miền Bắc có xu hướng giảm dần còn nhiệt độ có xu hướng tăng. Dự báo miền Bắc sẽ đón một đợt nắng nóng mới sau khi áp thấp nhiệt đới/ bão trên Biển Đông tan đi. Hà Nội lại có thể đạt mức nắng nóng đặc biệt gay gắt, và như vậy là trong mấy tuần gần đây, cứ đến cuối tuần là thời tiết Hà Nội lại nóng căng thẳng.