4 điểm cầu Chung kết Đường Lên Đỉnh Olympia năm thứ 24: Huế khác mọi năm

HHT - 4 điểm cầu Chung kết Đường Lên Đỉnh Olympia năm thứ 24 được đặt tại 4 địa danh nổi tiếng mang tính biểu tượng của mỗi tỉnh, thành phố - nơi mà 4 "nhà leo núi" đang theo học.

Quảng trường Nghinh Phong - Phú Yên

Thí sinh Trần Trung Kiên (lớp 12A1 trường THPT Lê Hồng Phong, tỉnh Phú Yên) là thí sinh đầu tiên ghi danh vào trận Chung kết năm Đường Lên Đỉnh Olympia 2024. Với số điểm là 235 điểm, Trung Kiên xuất sắc giành chiến thắng ở cuộc thi Quý I. Đây là lần đầu tiên Phú Yên có điểm cầu Chung kết năm.

4 điểm cầu Chung kết Đường Lên Đỉnh Olympia năm thứ 24: Huế khác mọi năm ảnh 1

Ảnh: VTV

Cầu truyền hình trực tiếp tại Phú Yên sẽ được đặt tại Quảng trường Nghinh Phong, nằm ở nút giao thông đường Nguyễn Hữu Thọ - Độc Lập (TP Tuy Hòa). Tháp được thiết kế độc đáo, lấy cảm hứng từ Gành Đá Đĩa và truyền thuyết "bọc trăm trứng" Lạc Long Quân và Âu Cơ, góp phần gợi nhắc về cội nguồn, gốc gác dân tộc. Nơi đây được coi là một trong những biểu tượng của Phú Yên, nhất định phải ghé đến của khách du lịch.

4 điểm cầu Chung kết Đường Lên Đỉnh Olympia năm thứ 24: Huế khác mọi năm ảnh 24 điểm cầu Chung kết Đường Lên Đỉnh Olympia năm thứ 24: Huế khác mọi năm ảnh 3

Ảnh: Như Ý - Báo Tiền Phong

4 điểm cầu Chung kết Đường Lên Đỉnh Olympia năm thứ 24: Huế khác mọi năm ảnh 4

Ảnh: Lữ Hồ - Báo Tiền Phong

Quảng trường Đại Đoàn Kết - Gia Lai

Nguyễn Quốc Nhật Minh (THPT chuyên Hùng Vương, Gia Lai) là chủ nhân thứ 2 của tấm vé vào trận Chung kết năm Đường Lên Đỉnh Olympia năm thứ 24 với thành tích 250 điểm ở cuộc thi Quý II. Nơi được chọn làm điểm cầu tại Gia Lai là khu trưng bày "Thiên đường Tây Nguyên" - Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku).

4 điểm cầu Chung kết Đường Lên Đỉnh Olympia năm thứ 24: Huế khác mọi năm ảnh 5

Ảnh: VTV

Nằm ở vị trí trung tâm Pleiku với quần thể các hạng mục công trình, cây xanh, hoa tươi khoe sắc, Quảng trường Đại Đoàn Kết là công trình văn hóa tiêu biểu của tỉnh Gia Lai. Suốt 1 thập kỷ qua, quảng trường trở thành điểm hẹn quen thuộc cho người dân và du khách bốn phương.

4 điểm cầu Chung kết Đường Lên Đỉnh Olympia năm thứ 24: Huế khác mọi năm ảnh 6

Dự kiến sẽ có khoảng 3.500 học sinh tới cổ vũ cho Nhật Minh ở điểm cầu này. - Ảnh: Du lịch Dế Mèn)

4 điểm cầu Chung kết Đường Lên Đỉnh Olympia năm thứ 24: Huế khác mọi năm ảnh 7
Khu trưng bày "Thiên đường Tây Nguyên". - Ảnh: Bi Ly - báo Gia Lai

Đây là lần đầu tiên Gia Lai được đặt điểm cầu Chung kết năm Olympia. Vì thế, địa điểm "nối sóng" được lựa chọn kỹ càng. "Thiên đường Tây Nguyên" - Quảng trường Đại Đoàn Kết được chọn với hy vọng không chỉ là nơi tiếp thêm sức mạnh cho Nhật Minh, mà còn là cơ hội quảng bá hình ảnh, văn hóa địa phương tới khán giả cả nước.

Quảng trường Ngọ Môn - Huế

Gương mặt thứ 3 thi đấu tại trận Chung kết năm Đường Lên Đỉnh Olympia năm thứ 24 là Võ Quang Phú Đức. Xuất sắc giành chiến thắng ở cuộc thi Quý III với 185 điểm, đây là lần thứ 7 ngôi trường THPT chuyên Quốc học Huế đón cầu truyền hình Chung kết năm.

4 điểm cầu Chung kết Đường Lên Đỉnh Olympia năm thứ 24: Huế khác mọi năm ảnh 8

Ảnh: VTV

Khác với những lần trước, điểm cầu thường được đặt tại chính khuôn viên trường THPT chuyên Quốc học Huế hoặc tại Bia Quốc Học - ở trước cổng trường; điểm cầu năm nay được đặt tại Quảng trường Ngọ Môn.

Tọa độ này là một trong những công trình kiến trúc có giá trị lâu đời của Huế về mặt lịch sử, văn hóa, nghệ thuật. Đặc biệt, đây là nơi có không gian rộng, bề thế, nằm giữa Ngọ Môn và Kỳ đài của kinh thành Huế, một vị trí mang tính biểu tượng của cố đô.

4 điểm cầu Chung kết Đường Lên Đỉnh Olympia năm thứ 24: Huế khác mọi năm ảnh 94 điểm cầu Chung kết Đường Lên Đỉnh Olympia năm thứ 24: Huế khác mọi năm ảnh 10

Dự kiến nơi đây sẽ đón khoảng 8.000 khán giả tới cổ vũ cho Phú Đức. - Ảnh: Tiền Phong Online

Ngọ Môn - có nghĩa là "cổng tý ngọ" - hướng về phía Nam với quan niệm rằng "Thiên tử phải quay về hướng Nam để cai trị thiên hạ. Cách đây 75 năm, chiều 30/8/1945, trên lầu Ngọ Môn của Quảng trường Ngọ Môn, vua Bảo Đại - vị vua cuối cùng của triều đình nhà Nguyễn, đọc chiếu thoái vị.

Chứng kiến thăng trầm lịch sử, nơi đây là điểm đến lý tưởng để tìm hiểu văn hoá, lễ hội đặc sắc của dân tộc Việt Nam.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Hà Nội

Thí sinh cuối cùng góp mặt trong trận Chung kết năm nay là Nguyễn Nguyên Phú (THPT chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội). Nguyên Phú cũng là thí sinh duy nhất sở hữu đủ 3 vòng nguyệt quế Tuần - Tháng - Quý trong 4 nhà leo núi sẽ tranh tài trong trận đấu sắp tới.

4 điểm cầu Chung kết Đường Lên Đỉnh Olympia năm thứ 24: Huế khác mọi năm ảnh 11

Ảnh: VTV

Địa điểm được chọn đặt cầu truyền hình của Hà Nội là Văn Miếu - Quốc Tử Giám, điểm du lịch văn hóa có sức hút hấp dẫn với du khách. Nơi đây được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt, sở hữu 82 tấm bia được UNESCO đưa vào di sản tư liệu thế giới. Trước mỗi kỳ thi quan trọng diễn ra, nơi đây luôn là điểm đến để các sĩ tử "xin vía" học hành đỗ đạt.

4 điểm cầu Chung kết Đường Lên Đỉnh Olympia năm thứ 24: Huế khác mọi năm ảnh 12

Văn Miếu - Quốc Tử Giám là biểu tượng của Thủ đô, biểu tượng của giáo dục Nho học Việt Nam. Ảnh: Internet

Đây là lần thứ 2 Văn Miếu - Quốc Tử Giám được chọn là tọa độ đặt cầu truyền hình cho Olympia. Lần đầu tiên là Chung kết Đường Lên Đỉnh Olympia năm thứ 22. MC Công Tố sẽ đảm nhiệm vai trò dẫn dắt tại điểm cầu Hà Nội năm nay, đây là lần đầu tiên anh góp mặt trong bộ tứ MC dẫn điểm cầu của Olympia.

4 điểm cầu Chung kết Đường Lên Đỉnh Olympia năm thứ 24: Huế khác mọi năm ảnh 16
Tin liên quan