5 điều “cấm kị" khi muốn đàm phán tăng lương

5 điều “cấm kị" khi muốn đàm phán tăng lương
HHT - Việc ngồi vào bàn đàm phán tăng lương luôn là “thử thách” đối với bất cứ ai. Nhưng điều này có quá “đáng sợ” như những gì bạn nghĩ.

Trao đổi về vấn đề này, trưởng phòng nhân sự Công ty tuyển dụng và tìm kiếm việc làm Careerlink.vn cho rằng để thành công trong việc đàm phán tăng lương trước hết bạn cần tránh những điều không nên dưới đây. 

Tham khảo cách tính thuế thu nhập cá nhân năm 2018 tại đây.

Không nên nói “Tại sao cô ấy/ cậu ấy làm việc ít hơn mà lương lại cao hơn”

Bạn quả là dại dột nếu như “thốt ra” những lời vừa rồi. Đừng bao giờ có ý nghĩ so sánh bản thân mình với bất kì ai trong môi trường làm việc bởi chỉ có nhà quản lý là những người nắm rõ khối lượng công việc ra sao, sự cống hiến hay thái độ làm việc của bạn như nào. Khi những người đồng nghiệp có mức lương tốt hơn hẳn sẽ có lí do như họ chứng minh được giá trị bản thân, đàm phán thuyết phục với cấp trên và tận tâm cống hiến trước đó.

Thay vì nói những câu có thể mang lại “hiệu ứng ngược” như vậy tại sao bạn không cố gắng chứng minh bản thân như người đồng nghiệp trên.

Không nên nói “Tôi cần có phản hồi ngay bây giờ”

Chắc hẳn ai cũng muốn bất kì yêu cầu hay đàm phán của mình đều sẽ được phản hồi nhanh chóng. Và việc tăng lương lại càng “cấp thiết” hơn. Nhưng trước tiên bạn cần “ý thức” được rằng bản thân mình đang ở vị trí nào trong trường hợp này. Đây là cuộc trò chuyện giữa cấp dưới-nhà quản lý, bạn đang đưa ra lời đề nghị đối với cấp trên chứ không phải đồng nghiệp hay những người “bằng vai phải lứa”. Cần chứng minh được tính cầu thị và sự xứng đáng, đừng cố gắng ra vẻ ta đây bận rộn với những động tác như nhìn đồng hồ, “nhanh nhảu” quá mức. Việc quan trọng luôn cần nhiều thời gian để đi đến quyết định.

5 điều “cấm kị" khi muốn đàm phán tăng lương ảnh 1

 Không nên nói “Tôi không chắc… nhưng…”, “Có lẽ là…”

Trong một cuộc đàm phán không có chỗ cho sự ngập ngừng, không quyết đoán. Vì thế để có tính thuyết phục cao bạn cần có sự tự tin và chắc chắn với những lời mà mình nói ra. Kết hợp với những “khẳng định” bằng lời nói, bạn cần thể hiện qua ngôn ngữ cơ thể để cho nhà tuyển dụng thấy được rằng “bạn xứng đáng”. Ngồi thẳng lưng, mắt nhìn thẳng, không nói lắp, và để thể hiện sự nghiêm túc bạn tránh những câu như “Tôi nghĩ rằng…” hoặc “Có lẽ là tôi nên được tăng lương”… bởi khi nghe những cụm từ này người đối diện sẽ cảm thấy những lời bạn nói không mang tính chắc chắn và thiếu thuyết phục.

Không nên nói “Lương của tôi đã không tăng kể từ lúc…”

Chắc hẳn ai cũng bức xúc và cảm thấy “sốt ruột” khi đã cống hiến và làm việc hết mình trong khoảng thời gian dài nhưng chưa được tăng lương. Nhưng việc này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình hình kinh doanh, thu chi tài chính, nội bộ nhân sự… Khi cố gắng thuyết phục để có mức lương mong muốn cũng đừng nên quá thẳng thắn, vì vậy thay vì nói theo hơi hướng mang tính cá nhân bạn nên đưa ra những điểm mạnh của mình cũng như đã đóng góp được gì vào sự phát triển chung của công ty. Như vậy sẽ tạo không khí “dễ chịu” hơn.

5 điều “cấm kị" khi muốn đàm phán tăng lương ảnh 2

Không nên nói “Tôi muốn tăng lương vì tôi cần giải quyết gấp một số việc cá nhân”

Có thể bạn đang gặp một vài trục trặc thực sự trong cuộc sống như người thân đau ốm, cần thanh toán khoản thế chấp mua nhà, sinh con nhỏ… Tất nhiên những việc này là cả vấn đề khiến bạn đau đầu nhưng đó là việc cá nhân, điều này không có sức thuyết phục để đi đến việc bạn có được tăng lương hay không. Vì vậy trước khi ngồi vào bàn đàm phán bạn nên suy nghĩ thật kĩ, tránh đưa ra những vấn đề mang tính cá nhân và không liên quan gì đến công việc.

Mặc dù có thể cấp trên sẽ thấu hiểu về mặc tình cảm nhưng làm vậy bạn sẽ rơi vào thế bất lợi và không có gì đảm bảo bạn sẽ được tăng lương.

Để tránh rơi vào những tình huống không đáng có bạn nên suy nghĩ thật kĩ những điều nên-không nên nói trước khi thương thảo. Chúc các bạn may mắn!                                    

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em hưởng ứng Chương trình giáo dục An toàn giao thông

Trẻ em hưởng ứng Chương trình giáo dục An toàn giao thông

Trong khuôn khổ chương trình “Cùng em học an toàn giao thông” lần thứ 15, để đảm bảo an toàn và phòng tránh lây lan dịch bệnh Covid-19, thay vì tổ chức Hội giao lưu cấp quốc gia như mọi năm, Toyota Việt Nam sẽ trao tặng 10 mô hình đảo giao thông an toàn cho 10 tỉnh nhằm hỗ trợ công tác giảng dạy ATGT cho các em học sinh tại trường học trong thời gian tới.
Nhiều doanh nghiệp chung tay chống dịch Covid-19

Nhiều doanh nghiệp chung tay chống dịch Covid-19

Nhiều doanh nghiệp đã ra thông báo chung tay cùng Chính phủ và ngành Y tế ứng phó đại dịch Covid-19 bảo vệ sức khỏe cộng đồng trong bối cảnh dịch bệnh tại Việt Nam đang diễn biến ngày càng phức tạp. Mới đây Diana Unicharm đã ủng hộ 2 tỷ đồng.