Từ chuyện "cô giáo hotgirl" sai kiến thức:

Ai cũng có thể lên mạng dạy học nhưng không phải ai cũng là thầy

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Câu chuyện "cô giáo hotgirl" bị "bóc mẽ" sai kiến thức cơ bản, chưa tốt nghiệp Đại học Sư phạm do nợ môn đang tạo ra nhiều tranh luận trái chiều về "chuẩn mực" cho những giáo viên online.

"Cô giáo online" sai kiến thức cơ bản

Nổi tiếng chỉ sau 1 đêm livestream với lượng người xem khủng, "cô giáo" M.T ngay lập tức trở thành cái tên được săn đón trên mạng xã hội, được nhiều người biết tới với hình ảnh "cô giáo Vật lí hotgirl".

Tuy nhiên mới đây, "cô giáo" trẻ lại vướng phải lùm xùm khi bị dân mạng "khui" ra là chưa tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội do nợ môn. Trước thông tin này, M.T đã đưa ra lý do cũng như khẳng định cô có đủ kinh nghiệm, kiến thức Vật lí và kỹ năng để có thể đứng lớp, truyền tải kiến thức.

"Cái này thực chất là tai nạn vì T. quên mất đăng ký tín chỉ của môn đấy, không may môn đấy phải đợi đến Học kỳ I của năm sau mới mở lớp. Do đó, T. phải đợi thời gian dài hơn để có lớp, hoàn thành môn và nhận bằng!" - cô giáo 9X chia sẻ.

Nhiều ý kiến tỏ ra bênh vực, cho rằng không nhất thiết phải có bằng tốt nghiệp Đại học mới có thể giảng bài, truyền tải kiến thức. Thế nhưng, sự nhầm lẫn cơ bản khi hướng dẫn cho học sinh của "cô giáo" M.T một lần nữa lại làm dấy lên những ý kiến phản đối và nghi ngờ. Cụ thể, một học trò đã nhờ "cô giáo" M.T gửi quy tắc bàn tay phải, nhưng bất ngờ là cô giáo 9x này lại gửi quy tắc bàn tay trái cho học trò.

Ai cũng có thể lên mạng dạy học nhưng không phải ai cũng là thầy ảnh 1

Lỗi sai cơ bản về quy tắc bàn tay trái, quy tắc bàn tay phải của cô giáo 9x khiến dân mạng tranh cãi.

“Biết là sai sót cũng khó tránh nhưng sai kiến thức cơ bản thì người xem cũng không tránh khỏi hoang mang. Mình nghĩ dù là dạy trên mạng thôi nhưng để đảm bảo hiệu quả mà nhất là khi họ đang phủ sóng khắp mạng xã hội, thì vẫn nên chuẩn bị thật tốt về kiến thức và kiểm tra cẩn thận trước khi đưa ra bất cứ thông tin nào” - facebook C.Lam bình luận.

Chuẩn mực nào cho “giáo viên online”?

Internet là kho tàng tri thức vô tận, giúp người học không chỉ tìm được những tài liệu phong phú, hấp dẫn mà còn là mảnh đất tiềm năng để phát triển các lớp học, khóa học online mà ở đó, người giảng dạy không nhất thiết phải bước ra từ môi trường Sư phạm. Đây là cơ hội để nhiều bạn trẻ được thử sức với nghề giáo mà không cần phải qua trường lớp đào tạo, họ có thể đăng những video hướng dẫn học tập, chữa đề thi, hỏi đáp tư vấn kiến thức và tương tác thoải mái với học viên thông qua diễn đàn, fanpage, YouTube hay trang cá nhân.

Ai cũng có thể lên mạng dạy học nhưng không phải ai cũng là thầy ảnh 2
Việc dạy online đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu, học hỏi thường xuyên để cập nhật thông tin.

Chẳng ai cấm việc bạn không học Sư phạm mà giảng bài cho người khác trên TikTok. Chẳng ai có thể cấm bạn lên mạng dạy online, các học viên trực tuyến cũng sẽ rất vui vẻ và cảm ơn khi bạn chia sẻ những phương pháp học tập, kinh nghiệm thi cử, làm bài của mình cho họ.

Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là không ít giáo viên online chưa có sự chuẩn bị đầy đủ về kiến thức, trình độ còn hạn chế nhưng lại tự tin lên lớp trên mạng xã hội để giảng bài, hậu quả là khó tránh khỏi những lỗi sai cơ bản khó chấp nhận.

Ví dụ một số giáo viên mạng chỉ có khả năng truyền đạt kiến thức tốt ở 1 môn, nhưng vì muốn bài giảng của mình hấp dẫn hơn nên “đánh liều” mở rộng kiến thức, so sánh, liên tưởng và đưa ra những đánh giá, thông tin chưa thật sự phù hợp hoặc sai hoàn toàn về mặt kiến thức. Đó là chưa kể, kiến thức các môn học qua thời gian sẽ được cập nhật, thậm chí thay đổi nên đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu, học hỏi thường xuyên.

Trong trường hợp giáo viên online không được đào tạo bài bản tại môi trường Sư phạm, lại không chịu học hỏi, hoặc có học nhưng "nửa vời", không "đi đến nơi về đến chốn" thì rất có thể sẽ hiểu không chính xác, dẫn đến truyền đạt sai nội dung, ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập của học viên trực tuyến.

Ai cũng có thể lên mạng dạy học nhưng không phải ai cũng là thầy ảnh 3

Thầy cô không chỉ dạy kiến thức mà còn là người truyền cảm hứng cho học trò.

Ai cũng có thể lên MXH để dạy học nhưng không có nghĩa ai dạy học trên MXH cũng được gọi là thầy. Bởi lẽ làm thầy chưa bao giờ là một công việc đơn giản, trái lại trọng trách rất lớn và đòi hỏi nhiều sự cố gắng, kiên trì, nhẫn nại và hy sinh. Thầy cô không chỉ dạy kiến thức mà còn là người truyền cảm hứng, nguồn động lực tinh thần, dạy trò về cách suy xét đúng sai, lối ứng xử trong cuộc sống.

Ai cũng có thể lên mạng dạy học nhưng không phải ai cũng là thầy ảnh 5
MỚI - NÓNG
Nhắn tin hỏi học sinh "Không đi học thêm thật hả?", cô giáo phải viết tường trình
Nhắn tin hỏi học sinh "Không đi học thêm thật hả?", cô giáo phải viết tường trình
HHT - Trước đó trên mạng xã hội xuất hiện những đoạn tin nhắn của cô giáo dạy Hóa nhắn cho học sinh với nội dung nhắc đến chuyện đi học thêm: “Các bạn ơi bài trong lớp không giải kịp. Mà cô thấy các bạn không học thêm. Vậy các bạn chỉ học những gì trên lớp thôi phải không?” hay “Các bạn không học thêm Hóa thật luôn hả? Rồi hiểu gì chứ?”.

Có thể bạn quan tâm

Lồng ghép thông điệp môi trường, tuổi trẻ Kỳ Sơn đem đến "vòng đời" mới cho lốp xe

Lồng ghép thông điệp môi trường, tuổi trẻ Kỳ Sơn đem đến "vòng đời" mới cho lốp xe

HHT - Lồng ghép thông điệp về bảo vệ môi trường, đoàn viên thanh niên huyện Kỳ Sơn đã sáng tạo ra những sản phẩm đầy thú vị thông qua việc tái sử dụng những chiếc lốp lốp xe cũ, đem đến "vòng đời" mới cho lốp xe và gửi trao niềm vui đến với các em học sinh thông qua sân chơi lý thú
Cảnh sát Thái Lan được báo có "người cầm vũ khí", đến nơi không nhịn được cười

Cảnh sát Thái Lan được báo có "người cầm vũ khí", đến nơi không nhịn được cười

HHT - Nhận được thông tin về “người phụ nữ thần kinh không bình thường đang cầm vũ khí”, có vẻ rất nguy hiểm, một số cảnh sát ở Thái Lan đã mang theo những dụng cụ cần thiết đến hiện trường. Tuy nhiên, đến nơi thì họ nhận ra một sự thật khiến chính họ cũng không nhịn được cười.