Ấn Độ: Cảnh sát vào cuộc điều tra vụ hàng nghìn người bị lừa tiêm vắc-xin giả

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Mới đây, cảnh sát Ấn Độ cho biết khoảng 2.000 người ở Mumbai và 500 người nữa ở một thành phố lớn khác, trong đó có nhiều người khuyết tật đã bị lừa tiêm vắc-xin COVID-19 giả.

Trong buổi họp báo hôm 25/6, cảnh sát Ấn Độ cho biết 10 người đã bị bắt, trong đó có 2 bác sĩ đang làm việc cho một bệnh viện tư nhân. Mục tiêu của những kẻ lừa đảo này nhằm vào những người dân hiện đang sống trong khu nhà cao cấp.

Ấn Độ: Cảnh sát vào cuộc điều tra vụ hàng nghìn người bị lừa tiêm vắc-xin giả ảnh 1

Cảnh sát cho biết có khoảng 2.000 người dân ở Mumbai nghĩ họ đã được tiêm vắc-xin ngừa COVID-19, thế nhưng thực chất đó chỉ là dung dịch nước muối. Ảnh minh họa: Getty Images

Ông Vishwas Patil, Ủy viên phụ trách bộ phận Luật pháp và Trật tự cho biết: “Chúng tôi sau đó phát hiện thêm 8 cơ sở tiêm vắc-xin nữa được điều hành bởi tổ chức lừa đảo này”. Cảnh sát đã tịch thu 1,24 triệu rupee (khoảng hơn 380 triệu VNĐ) tiền mặt mà những kẻ này đã lừa gạt các nạn nhân. Trong khi đó, cảnh sát ở Kolkata cũng đã bắt được một người đàn ông đóng giả làm công chức nhà nước có bằng thạc sĩ về di truyền học. Người này được cho là kẻ chủ mưu điều hành 8 cơ sở tiêm chủng vắc-xin COVID-19 giả.

Ấn Độ: Cảnh sát vào cuộc điều tra vụ hàng nghìn người bị lừa tiêm vắc-xin giả ảnh 2

Cảnh sát cho biết gần 500 người dân ở Kolkata đã bị lừa tiêm vắc-xin giả, trong đó có ít nhất 250 người khuyết tật và chuyển giới. Ảnh minh họa: Divyakant Solanki/EPA, via Shutterstock

Ông Atin Ghosh, một quan chức ở thành phố Kolkata trả lời hãng tin AFP: “Chúng tôi phát hiện ra rằng nhãn Covishield được dán đè trên một nhãn khác là Amikacin Sulphate 500 mg, một loại kháng sinh được sử dụng để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu, xương, não, phổi và máu do vi khuẩn.”

“Thật không thể tin nổi chuyện này lại có thể xảy ra khi cả thế giới đang gồng mình chiến đấu với đại dịch”, sinh viên Debjit Majumdar bức xúc.

Vụ lừa đảo được phơi bày ra ánh sáng sau khi nữ diễn viên kiêm chính trị gia Mimi Chakraborty - người đã đến tiêm vắc-xin tại một trong các cơ sở nói trên nghi ngờ loại thuốc cô được tiêm và quyết định báo cảnh sát.

Ông Debashis Barui, một quan chức y tế ở Kolkata cho biết hiện nhiều người trong số những người đã bị tiêm vắc-xin giả đang cảm thấy rất lo sợ về các tác dụng phụ có thể xảy ra đối với cơ thể họ.

“Nếu có bất kỳ trường hợp khẩn cấp nào xảy ra, các nhà chức trách sẽ lập các trại y tế trong khu vực để chăm sóc những người đã bị tiêm vắc-xin giả.” - ông Barui trấn an người dân.

Ấn Độ: Cảnh sát vào cuộc điều tra vụ hàng nghìn người bị lừa tiêm vắc-xin giả ảnh 5
Theo AFP
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Vụ 4,9 triệu đồng tiền taxi, xe ôm: Bé gái đang nằm viện được điều trị miễn phí

Vụ 4,9 triệu đồng tiền taxi, xe ôm: Bé gái đang nằm viện được điều trị miễn phí

HHT - Liên quan đến vụ tài xế taxi “chặt chém” gia đình một bé gái 13 tuổi từ Lào Cai khi xuống Hà Nội chữa bệnh đang thu hút sự quan tâm lớn từ dư luận. Trong diễn biến mới nhất, đại diện Bệnh viện Nhi Trung ương xác nhận bé gái hiện đang được điều trị hoàn toàn miễn phí nhờ sự chung tay hỗ trợ từ bảo hiểm y tế, bệnh viện và các nhà hảo tâm.
Cặp sinh đôi bị chia cắt từ 10 ngày tuổi, suốt 17 năm có những trùng hợp khó tin

Cặp sinh đôi bị chia cắt từ 10 ngày tuổi, suốt 17 năm có những trùng hợp khó tin

HHT - Một cặp sinh đôi khi mới 10 ngày tuổi đã được 2 gia đình khác nhau nhận nuôi, mỗi người đều không biết gì về sự tồn tại của người còn lại. Điều khó tin là gần 17 năm sau đó, họ gặp lại nhau và phát hiện ra rằng trong suốt thời gian từ nhỏ đến lớn, giữa họ có rất nhiều điều trùng hợp kỳ lạ mà chỉ có thể giải thích là “định mệnh”.