Áp thấp nhiệt đới ở Biển Đông mạnh lên, Hà Nội tuần tới ngày nào cũng có mưa

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Một áp thấp nhiệt đới đã hình thành ở Biển Đông và đang trên đà mạnh lên, di chuyển hướng vào miền Trung nước ta. Mưa diện rộng sẽ xảy ra ở miền Trung và miền Bắc trong những ngày tới.

Vùng áp thấp ký hiệu 99W trên Biển Đông như đã thông báo trong bản tin trước đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới (các đài khí tượng ở châu Á đã gọi là ATNĐ, nhưng Trung tâm Cảnh báo Bão Liên hợp của Mỹ - JTWC - vẫn chỉ gọi là áp thấp).

Sáng nay, 14/7, vị trí tâm áp thấp ở vùng biển phía Nam của quần đảo Hoàng Sa, theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia.

Theo JTWC, áp thấp 99W đang có điều kiện môi trường tương đối thuận lợi để phát triển với nhiệt độ bề mặt nước biển khá cao (29 - 30oC); sức gió ở áp thấp này đã tăng một chút so với hôm qua, hiện sức gió duy trì tối đa là khoảng 30 - 35 km/h và khả năng phát triển thành bão trong 24 giờ tới đã được nâng lên mức trung bình (hôm qua là ở mức thấp).

Áp thấp nhiệt đới ở Biển Đông mạnh lên, Hà Nội tuần tới ngày nào cũng có mưa ảnh 1

Vị trí của áp thấp 99W vào sáng nay, 14/7. Ảnh: Zoom Earth, JMA/ NOAA.

Các mô hình dự báo toàn cầu nhận định, áp thấp này sẽ đi theo hướng Tây - Tây Bắc về phía miền Trung nước ta trong 2 ngày tới, đồng thời sẽ phát triển chậm nhưng có thể cũng chỉ ở mức áp thấp nhiệt đới.

Do ảnh hưởng của áp thấp 99W, nhiều tỉnh thành miền Trung từ chiều tối nay có mưa to đến rất to. Mưa sẽ mở rộng ra nhiều khu vực ở miền Bắc từ thứ Hai, 15/7.

Áp thấp nhiệt đới ở Biển Đông mạnh lên, Hà Nội tuần tới ngày nào cũng có mưa ảnh 2

Dự báo hướng đi của áp thấp. Ảnh: Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia.

Ở Thủ đô Hà Nội, hôm nay, 14/7, trời có nắng xen kẽ với mưa dông, nhiệt độ giảm so với vài ngày trước. Trong tuần tới, do ảnh hưởng của áp thấp, Hà Nội có thời tiết tương đối mát, nhiệt độ cảm nhận cao nhất trong ngày không vượt qua 35oC. Đáng chú ý là tuần tới Hà Nội ngày nào cũng mưa, có lúc mưa to đến rất to, có thể vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Vì vậy, người dân ra ngoài nên luôn mang theo đồ che mưa, có những kế hoạch dự phòng phù hợp.

Áp thấp nhiệt đới ở Biển Đông mạnh lên, Hà Nội tuần tới ngày nào cũng có mưa ảnh 6
MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Những vết nứt trên tường nhà sau rung chấn do động đất Myanmar: Nguy cơ thế nào?

Những vết nứt trên tường nhà sau rung chấn do động đất Myanmar: Nguy cơ thế nào?

HHT - Trận động đất 7,7 độ ở Myanmar đã gây rung lắc ở nhiều nước khác trong khu vực. Tại nước ta, mặc dù ảnh hưởng được cho là không lớn, nhưng nhiều gia đình cũng nói rằng trên tường nhà xuất hiện các vết nứt sau chấn động do động đất, gây lo lắng. Vậy vết nứt thế nào là nguy hiểm, nguy cơ của từng kiểu vết nứt ra sao?
Miền Bắc sắp hết rét nhưng lại nồm ẩm, Hà Nội sẽ mưa đúng dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ

Miền Bắc sắp hết rét nhưng lại nồm ẩm, Hà Nội sẽ mưa đúng dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ

HHT - Không khí lạnh bắt đầu suy yếu ở miền Bắc và nhiệt độ sẽ tăng dần, trong vài ngày tới còn tăng khá nhiều. Nhưng nồm ẩm cũng sẽ quay trở lại. Ở Thủ đô Hà Nội và nhiều tỉnh thành khác tại miền Bắc, dự báo trời sẽ mưa đúng dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương. Cụ thể nhiệt độ sẽ ở mức bao nhiêu và mưa vào những ngày nào?
Một người đã “tiên tri” về động đất ở Myanmar trước 1 tháng, chuẩn cả tâm chấn

Một người đã “tiên tri” về động đất ở Myanmar trước 1 tháng, chuẩn cả tâm chấn

HHT - Có một người ở Ấn Độ đã đăng bài viết rằng sắp có động đất mạnh và ghi rõ các tọa độ, địa điểm. Bài viết này được đăng đúng một tháng trước khi động đất ở Myanmar xảy ra. Địa điểm ghi trong bài cũng chính xác là tâm chấn. Các nhà khoa học cũng đã lên tiếng về lời “tiên tri” kỳ lạ này.
“Đứt gãy Sagaing” gây động đất ở Myanmar chạy theo hướng nào, nguy hiểm ra sao?

“Đứt gãy Sagaing” gây động đất ở Myanmar chạy theo hướng nào, nguy hiểm ra sao?

HHT - Trận động đất ở Myanmar - mạnh 7,7 độ - đã khiến nhiều nơi ở châu Á rung chuyển. Nguyên nhân gây ra trận động đất mạnh này được cho là đứt gãy Sagaing - một đứt gãy mà các chuyên gia cảnh báo rằng có thể gây động đất mạnh đến 8,6 độ, ảnh hưởng đến các nước Đông Nam Á. Vậy đứt gãy này ở đâu, đi theo hướng thế nào, nguy hiểm ra sao?