Thuế đối ứng mà Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố là gì, áp dụng ra sao?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố kế hoạch áp các mức thuế nhập khẩu mới đối với nhiều nước/ khu vực, được gọi là “thuế đối ứng”. Vậy “thuế đối ứng” là gì, sẽ được áp dụng thế nào - theo từng quốc gia hay từng loại sản phẩm?

Một vấn đề quan trọng về thương mại đã được Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố - và đang được cả thế giới quan tâm - là kế hoạch áp dụng “thuế đối ứng”.

Ông Trump giải thích trong cuộc họp báo vào thứ Tư (giờ Mỹ): “Đối ứng có nghĩa là họ làm (việc gì đó) với chúng ta, và chúng ta làm lại với họ”. Vậy về cơ bản có thể hiểu đây là những mức thuế “có đi có lại”. Theo ông Trump, đây là cách để tạo sân chơi công bằng với các quốc gia đang áp các mức thuế đối với hàng nhập khẩu từ Mỹ cao hơn so với những mức thuế mà Mỹ áp dụng cho sản phẩm từ các nước đó.

Thuế đối ứng mà Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố là gì, áp dụng ra sao? ảnh 1

Tổng thống Trump công bố các mức thuế mới đối với hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ. Ảnh: Mark Schiefelbein/ AP.

Cụ thể thì thuế đối ứng là thế nào?

Thuế đối ứng thực sự sẽ là thuế đối với hàng nhập khẩu vào Mỹ bằng với mức thuế mà các nước khác áp dụng đối với hàng từ Mỹ xuất khẩu sang các nước đó trên cơ sở từng (loại) sản phẩm, theo trang CBS News. Ví dụ, nếu một nước áp mức thuế 6% đối với mặt hàng giày sản xuất ở Mỹ, thì Mỹ sẽ áp thuế giống như vậy đối với mặt hàng giày từ nước đó xuất khẩu sang Mỹ.

Hiện tại, Mỹ và các đối tác thương mại áp các mức thuế khác nhau với cùng một loại sản phẩm. Ví dụ, Đức áp thuế đối với xe ô tô sản xuất ở Mỹ khác với mức thuế mà Mỹ áp dụng đối với xe ô tô nhập khẩu từ Đức.

Ông Alex Jacquez, giám đốc chính sách của một nhóm nghiên cứu chính sách công phi lợi nhuận ở Washington, D.C. (Mỹ), giải thích: “Đối ứng có nghĩa là nếu một quốc gia áp các mức thuế cao hơn Mỹ đối với những sản phẩm nhất định, thì Mỹ sẽ nâng thuế để bằng với mức đó”.

Nhưng việc này sẽ khá phức tạp, vì sẽ cần xác định mức thuế với rất nhiều hạng mục sản phẩm (ví dụ là hàng chục ngàn). Theo ông Jacquez thì việc đưa ra các mức thuế đối ứng với từng loại sản phẩm, với từng đối tác thương mại, sẽ là bất khả thi.

Thuế đối ứng mà Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố là gì, áp dụng ra sao? ảnh 2

Một bảng ghi các mức thuế đối ứng mà Tổng thống Trump vừa công bố (cột màu vàng). Ảnh: Donald Trump via Truth Social.

Vậy thuế đối ứng sẽ giống như thuế theo quốc gia?

Vì lý do trên, thay vì áp dụng thuế đối ứng hoàn hảo (theo từng loại sản phẩm), Tổng thống Trump công bố các mức thuế cụ thể theo từng quốc gia, mà ông Trump nói rằng các mức thuế đối ứng đó là bằng khoảng một nửa các mức thuế mà các quốc gia khác áp dụng đối với hàng hóa nhập từ Mỹ.

Ông Jacquez giải thích cụ thể hơn: “Đây có thể là mức thuế tổng hợp, không “có đi có lại” theo từng loại sản phẩm, mà "có đi có lại" theo cách là “vì thuế của họ cao hơn của Mỹ trung bình là 10%, nên Mỹ sẽ áp dụng mức thuế 10% cho toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ họ”.

Thuế đối ứng mà Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố là gì, áp dụng ra sao? ảnh 6
MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Những vết nứt trên tường nhà sau rung chấn do động đất Myanmar: Nguy cơ thế nào?

Những vết nứt trên tường nhà sau rung chấn do động đất Myanmar: Nguy cơ thế nào?

HHT - Trận động đất 7,7 độ ở Myanmar đã gây rung lắc ở nhiều nước khác trong khu vực. Tại nước ta, mặc dù ảnh hưởng được cho là không lớn, nhưng nhiều gia đình cũng nói rằng trên tường nhà xuất hiện các vết nứt sau chấn động do động đất, gây lo lắng. Vậy vết nứt thế nào là nguy hiểm, nguy cơ của từng kiểu vết nứt ra sao?
Miền Bắc sắp hết rét nhưng lại nồm ẩm, Hà Nội sẽ mưa đúng dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ

Miền Bắc sắp hết rét nhưng lại nồm ẩm, Hà Nội sẽ mưa đúng dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ

HHT - Không khí lạnh bắt đầu suy yếu ở miền Bắc và nhiệt độ sẽ tăng dần, trong vài ngày tới còn tăng khá nhiều. Nhưng nồm ẩm cũng sẽ quay trở lại. Ở Thủ đô Hà Nội và nhiều tỉnh thành khác tại miền Bắc, dự báo trời sẽ mưa đúng dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương. Cụ thể nhiệt độ sẽ ở mức bao nhiêu và mưa vào những ngày nào?
Một người đã “tiên tri” về động đất ở Myanmar trước 1 tháng, chuẩn cả tâm chấn

Một người đã “tiên tri” về động đất ở Myanmar trước 1 tháng, chuẩn cả tâm chấn

HHT - Có một người ở Ấn Độ đã đăng bài viết rằng sắp có động đất mạnh và ghi rõ các tọa độ, địa điểm. Bài viết này được đăng đúng một tháng trước khi động đất ở Myanmar xảy ra. Địa điểm ghi trong bài cũng chính xác là tâm chấn. Các nhà khoa học cũng đã lên tiếng về lời “tiên tri” kỳ lạ này.
“Đứt gãy Sagaing” gây động đất ở Myanmar chạy theo hướng nào, nguy hiểm ra sao?

“Đứt gãy Sagaing” gây động đất ở Myanmar chạy theo hướng nào, nguy hiểm ra sao?

HHT - Trận động đất ở Myanmar - mạnh 7,7 độ - đã khiến nhiều nơi ở châu Á rung chuyển. Nguyên nhân gây ra trận động đất mạnh này được cho là đứt gãy Sagaing - một đứt gãy mà các chuyên gia cảnh báo rằng có thể gây động đất mạnh đến 8,6 độ, ảnh hưởng đến các nước Đông Nam Á. Vậy đứt gãy này ở đâu, đi theo hướng thế nào, nguy hiểm ra sao?