Bạn đã biết gì về kỳ thi đầu vào "độc" của riêng Học viện Báo chí?

Bạn đã biết gì về kỳ thi đầu vào "độc" của riêng Học viện Báo chí?
HHT - Thay vì sử dụng điểm thi chung, ngành Báo chí của Học viện Báo chí & Tuyên truyền đã tổ chức một bài thi năng khiếu để teen được thể hiện khả năng liên quan đến ngành học. Bạn đã biết gì về kỳ thi này rồi nhỉ?

Năm 2018, ngành Báo chí của Học viện Báo chí và Tuyên truyền "lên ngôi" với hơn 2.000 hồ sơ đăng ký dự thi kỳ thi năng khiếu. Theo thống kê của trường, 1 thí sinh phải vượt qua 18 bạn khác để trở thành "tân binh" của ngành Báo chí. Tỷ lệ chọi tăng cao khiến không ít bạn lo lắng nên nhà Hoa sẽ tổng hợp một số thông tin về kỳ thi này để các "chiến binh" tự tin hơn nhé!

Tỷ lệ

Cấu trúc một bài thi Năng khiếu gồm hai phần chính: Phần chung (3 điểm) gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm và Phần riêng (7 điểm) gồm các bài thi ứng với từng chuyên ngành.

Phần thi chung của bài thi năng khiếu báo chí năm 2017.

Nếu đăng ký chuyên ngành Báo in, Báo Phát thanh, Báo Truyền hình hay Báo mạng điện tử, bạn sẽ có 120 phút để hoàn thành bài thi. "Quả bom" khó gỡ nhất của bài thi này là phần viết luận để bày tỏ quan điểm cá nhân về một vấn đề nào đó, teen thường viết không đúng trọng tâm hoặc không có nhiều câu "ghi điểm".

Chuyên ngành Ảnh báo chí và Quay phim truyền hình yêu cầu thí sinh phải "khoe" kỹ năng "đọc" hình ảnh hay video. Bạn sẽ được ngồi trong phòng trang bị âm thanh, ánh sáng và xem hình ảnh hoặc video, sau đó viết một bài tổng kết trong khoảng 500 chữ. Không chỉ vậy đâu, thí sinh sẽ trả lời phỏng vấn trực tiếp về những hiểu biết của mình với chuyên ngành đăng ký.

So với năm 2017, chuyên ngành Báo in, Báo mạng điện tử, Báo phát thanh và Báo truyền hình giảm 75 chỉ tiêu. (Ảnh: AJC)
 

Còn với Hoàng Ánh (K37, Học viện Báo chí và Tuyên truyền), phần khó nhất của kỳ thi là bài thi Ảnh báo chí. Cô bạn chia sẻ: "Mình đi thi với "bàn tay trắng", vì gần như là không biết nhiều về quay phim chụp ảnh, cũng chưa từng học qua. Nhưng may mắn là mình viết được khá nhiều về phần nội dung, nên điểm số cũng không quá tệ".

Bạn Vũ Phương Linh (K37, Học viện Báo chí và Tuyên truyền) chia sẻ: "Phần thi trắc nghiệm trong bài thi chung thực ra cũng không quá khó, chỉ cần nắm được những kiến thức cơ bản về Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, GDCD là được. Mình hơi tiếc là bài sửa lỗi vẫn còn bỏ sót nhiều chỗ, nên hy vọng các bạn khác sẽ chú ý phần này".

Theo Phương Linh, chỉ cần nắm vững kiến thức chung là bạn có thể yên tâm với phần thi chung rồi! (Ảnh: NVCC)

Một sinh viên thi Ảnh báo chí khác, bạn Nguyễn Thị Phương Thảo (Lớp Báo chí K37.4, Học viện Báo chí và Tuyên truyền) chia sẻ kinh nghiệm: "Các bạn hãy xem thật nhiều hình ảnh, video rồi tự phân tích, tìm kiếm xem video sử dụng chất liệu gì, kỹ thuật như thế nào, nội dung truyền tải là gì, các bạn muốn thi vào chuyên ngành này thì cần có hiểu biết nhất định về chụp ảnh, dựng ảnh".

Bài thi Năng khiếu báo chí năm 2018 sẽ diễn ra vào ngày 8 - 9/7 sắp tới. Hy vọng với những thông tin của nhà Hoa và chia sẻ của các "tiền bối", teen sẽ tự tin "đánh gục" kỳ thi này nhé!

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Chương trình Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối đến 5 trường đại học tại TP.HCM

Chương trình Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối đến 5 trường đại học tại TP.HCM

Với mục đích nâng cao nhận thức người tiêu dùng trong việc phân loại và tái chế chai và lon đã qua sử dụng, xây dựng thói quen nhỏ góp phần tạo tác động to lớn để hướng tới tầm nhìn “Vì một thế giới không rác thải”, Báo Tiền Phong và Coca-Cola Việt Nam phối hợp tổ chức chương trình “Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối” tại 5 trường đại học ở TP.HCM.