Bão Yagi có thể gặp “hiệu ứng đại dương nâu” khi đổ bộ, gây ảnh hưởng thế nào?

HHT - Cơn bão Yagi (bão số 3) có thể gặp một hiệu ứng gọi là “đại dương nâu” hoặc “nước nâu” sau khi đổ bộ miền Bắc nước ta. Nó là gì và có thể gây những ảnh hưởng gì?

Trong bản tin sáng nay, 7/9, Trung tâm Cảnh báo Bão Liên hợp (JTWC) của Mỹ đưa ra một dự báo không mong muốn: Bão Yagi (bão số 3) sẽ suy yếu rất chậm trong khoảng 6 tiếng kể từ khi đổ bộ, lúc nó đi qua đồng bằng Bắc Bộ của nước ta. Sự suy yếu rất chậm này là do cơn bão có thể gặp “hiệu ứng đại dương nâu”, cũng có khi được gọi là “hiệu ứng nước nâu”. Đây là một hiệu ứng đặc biệt, ít khi xảy ra, và rất nguy hiểm.

Bão Yagi có thể gặp “hiệu ứng đại dương nâu” khi đổ bộ, gây ảnh hưởng thế nào? ảnh 1

Vị trí và đường đi dự báo của bão Yagi (bão số 3), theo JTWC. Ảnh: Zoom Earth, JMA, JTWC.

Theo Cơ quan Khí tượng Vương quốc Anh, hiệu ứng này để chỉ tình huống khi một cơn bão (gần như) giữ nguyên sức mạnh, hoặc thậm chí còn mạnh lên, khi đi vào đất liền. Như vậy, hiệu ứng này là trái ngược với “hành vi” của những cơn bão thông thường là suy yếu nhanh sau khi đổ bộ.

Chính hiệu ứng này đã khiến cơn bão Ida (năm 2021) giữ nguyên cấp độ là bão mạnh trong hơn 8 giờ kể từ khi nó đổ bộ lần đầu tiên vào Louisiana (Mỹ), theo Dịch vụ Khí tượng Quốc gia (NWS) của Mỹ, được đăng trên trang Sun Herald.

Bão Yagi có thể gặp “hiệu ứng đại dương nâu” khi đổ bộ, gây ảnh hưởng thế nào? ảnh 2

Cây cối bị gió mạnh của bão Yagi thổi bạt trên một con đường ở Hải Khẩu (tỉnh Hải Nam, Trung Quốc) vào ngày 6/9. Ảnh: Yang Guanyu/ Xinhua via AP.

Hầu hết các cơn bão có được năng lượng từ nước biển ấm, vì vậy khi đổ bộ sẽ suy yếu vì mất đi nguồn nhiệt và độ ẩm - tức là năng lượng của chúng. Cho nên, với hầu hết các cơn bão, lượng mưa lớn nhất thường được ghi nhận vào trước hoặc khi bão đổ bộ.

Vậy tại sao một số ít cơn bão lại gần như giữ nguyên sức mạnh hoặc thậm chí mạnh lên sau khi đổ bộ? Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra 3 điều kiện để tạo ra hiệu ứng này.

Một là mặt đất rất ấm và có nhiệt độ tương tự ngoài biển, nơi bão đã hình thành/ đi qua.

Hai là mặt đất rất ẩm nên tương đối giống biển, đây là lý do hiệu ứng này được gọi là “đại dương nâu” hoặc “nước nâu”. Độ ẩm cao trong đất khiến mức độ bốc hơi cũng cao, đây giống như một nguồn năng lượng nhiệt cho bão, gọi là nhiệt ẩn.

Ba là lượng nhiệt ẩn nói trên phải ở một mức độ nhất định.

Bão Yagi có thể gặp “hiệu ứng đại dương nâu” khi đổ bộ, gây ảnh hưởng thế nào? ảnh 3

Một tấm bảng quảng cáo lớn bị gió thổi bay xuống đường khi bão Yagi đổ bộ tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) ngày 6/9. Ảnh: Yang Guanyu/ Xinhua via AP.

Như vậy, “hiệu ứng đại dương nâu” khiến bão giữ được sức mạnh lâu hơn sau khi đổ bộ, trút xuống lượng mưa nhiều hơn (có khi là mưa ở mức kỷ lục), và rõ ràng, sức tàn phá cũng cao hơn.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia của nước ta dự báo thời gian gió mưa mạnh nhất ở Hải Phòng - Quảng Ninh là 13h - 19h; Thái Bình - Nam Định là 16h - 22h; Hà Nội là 18h ngày 7/9 đến 1h ngày 8/9.

Trong mưa to gió lớn, người dân nên ở trong nhà hoặc nơi trú ẩn vững chắc, liên tục theo dõi các bản tin và làm theo hướng dẫn của cơ quan chức năng, cố gắng giữ an toàn ở mức cao nhất có thể.

Bão Yagi có thể gặp “hiệu ứng đại dương nâu” khi đổ bộ, gây ảnh hưởng thế nào? ảnh 7
Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Đã quen với các cơn bão mạnh, tại sao Philippines vẫn bị bất ngờ bởi bão Trami?

Đã quen với các cơn bão mạnh, tại sao Philippines vẫn bị bất ngờ bởi bão Trami?

HHT - Philippines thực sự không xa lạ gì với bão, thậm chí là bão mạnh. Tuy nhiên, Philippines dường như vẫn bị bất ngờ với bão Trami (Trà Mi/ cơn bão số 6), không dự đoán được rằng nó có sức tàn phá kinh khủng đến vậy và trở thành cơn bão gây thiệt hại lớn nhất về người ở Philippines trong năm nay, tính đến thời điểm này.
Tàn dư của bão số 6 Trami sẽ không “hồi sinh” nhưng còn gây mưa đến bao giờ?

Tàn dư của bão số 6 Trami sẽ không “hồi sinh” nhưng còn gây mưa đến bao giờ?

HHT - Bão Trami (Trà Mi/ cơn bão số 6) được một số cơ quan khí tượng theo dõi rất lâu vì nó có khả năng quay ra biển và mạnh trở lại. Tuy nhiên, đến hôm nay thì các điều kiện để tàn dư của bão Trami phát triển ngày càng không thuận lợi, nên nó sẽ tan. Nhưng mưa do ảnh hưởng của Trami ở nước ta còn kéo dài đến hôm nào?