Biến thể NB.1.8.1 của COVID có thể bám vào tế bào người mạnh hơn các biến thể cũ

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Vì biến thể NB.1.8.1 của COVID-19 là tương đối mới nên những thông tin về nó chưa nhiều như các biến thể cũ. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy, dường như khả năng bám vào tế bào trong cơ thể con người của biến thể này là mạnh nhất trong số những biến thể được xem xét. Điều này có nghĩa là gì?

Trên phạm vi thế giới, biến thể NB.1.8.1 đang tăng mạnh trong số những người nhiễm COVID-19. Ở nước ta, Sở Y tế TP.HCM cũng đã thông báo là ghi nhận nhiều ca bệnh mang biến thể này.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), biến thể NB.1.8.1 lần đầu tiên được phát hiện trên các mẫu bệnh vào tháng 1/2025, như vậy là tương đối mới.

Tương tự các biến thể trước, NB.1.8.1 mang một bộ đột biến ở protein gai. Đây là protein trên bề mặt của virus cho phép nó lây nhiễm cho con người - đặc biệt là thông qua các thụ thể ACE2, có thể hiểu như “cánh cửa” vào các tế bào người.

Biến thể NB.1.8.1 của COVID có thể bám vào tế bào người mạnh hơn các biến thể cũ ảnh 1

Người dân ở Bangkok (Thái Lan) lại đeo khẩu trang ở nơi công cộng khi nước này ghi nhận 187.000 ca nhiễm COVID-19 với 46 ca tử vong trong năm nay, thông tin đăng trên trang Nikkei. Ảnh: AP.

Theo trang The Conversation, hiện chưa có nhiều dữ liệu cho biết các đột biến ở biến thể NB.1.8.1 có ý nghĩa thế nào. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu mới đây (chưa được bình duyệt, tức là chưa được đánh giá bởi một hội đồng chuyên gia), các nhà nghiên cứu thấy NB.1.8.1 có khả năng “bám dính” mạnh nhất vào thụ thể ACE2 ở tế bào người, so với nhiều biến thể đã được kiểm tra. Điều này gợi ý rằng NB.1.8.1 có thể lây nhiễm cho các tế bào người một cách hiệu quả hơn các biến thể trước.

Chưa hết, các nhà nghiên cứu cũng xem xét là kháng thể ở những người đã tiêm vắc-xin hoặc đã từng bị nhiễm bệnh có thể vô hiệu hóa hoặc “chặn” biến thể NB.1.8.1 thế nào. Các kết quả cho thấy khả năng vô hiệu hóa của kháng thể đối với NB.1.8.1 là thấp hơn khoảng 1,5 lần so với một biến thể gần đây khác là LP.8.1.1. Điều này có nghĩa là, một người nhiễm NB.1.8.1 có thể dễ lây truyền virus sang cho người khác hơn so với các biến thể trước.

Biến thể NB.1.8.1 của COVID có thể bám vào tế bào người mạnh hơn các biến thể cũ ảnh 2

COVID vẫn liên tục biến đổi. Ảnh: Joannii/ Shutterstock.

Như vậy, các nghiên cứu và bằng chứng cho đến hiện tại cho thấy NB.1.8.1 có thể lây lan dễ dàng hơn và có thể phần nào tránh được kháng thể. Những điều này có thể giải thích cho việc ở nhiều nước, số ca nhiễm COVID-19 đang tăng.

Tuy nhiên, WHO chưa thấy bằng chứng là NB.1.8.1 gây bệnh nghiêm trọng hơn so với các biến thể trước. Mặc dù, tất nhiên, NB.1.8.1 vẫn có thể gây nguy hiểm cho người già, người có bệnh nền…

Vì vậy, WHO khuyến khích người dân ở các nước đang có số ca nhiễm COVID-19 tăng đi tiêm (nhắc) vắc-xin, giữ vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang nơi công cộng… Ngoài ra, một số nước đề nghị người dân nếu nhiễm COVID-19 thì tránh ra nơi đông người, mà tốt nhất là nên ở nhà, do đặc điểm dễ lây nhiễm của biến thể mới nói trên.

Biến thể NB.1.8.1 của COVID có thể bám vào tế bào người mạnh hơn các biến thể cũ ảnh 6
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Miền Bắc sắp tăng nhiệt, Hà Nội có thể lại đạt mức nắng nóng đặc biệt gay gắt

Miền Bắc sắp tăng nhiệt, Hà Nội có thể lại đạt mức nắng nóng đặc biệt gay gắt

HHT - Mưa dông ở miền Bắc có xu hướng giảm dần còn nhiệt độ có xu hướng tăng. Dự báo miền Bắc sẽ đón một đợt nắng nóng mới sau khi áp thấp nhiệt đới/ bão trên Biển Đông tan đi. Hà Nội lại có thể đạt mức nắng nóng đặc biệt gay gắt, và như vậy là trong mấy tuần gần đây, cứ đến cuối tuần là thời tiết Hà Nội lại nóng căng thẳng.
ATNĐ có thể thành bão số 1 ở Biển Đông, liệu có ảnh hưởng đến thời tiết nước ta?

ATNĐ có thể thành bão số 1 ở Biển Đông, liệu có ảnh hưởng đến thời tiết nước ta?

HHT - Vùng áp thấp đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông. Hiện tại các mô hình đã đi đến thống nhất trong dự báo rằng ATNĐ này có khả năng cao sẽ mạnh lên thành bão, nếu vậy đây sẽ là cơn bão số 1 năm 2025. Các dự báo cũng cho rằng ATNĐ này có thể ảnh hưởng đến thời tiết nước ta.
Vùng áp thấp gần Philippines được dự báo sẽ đi vào Biển Đông và mạnh lên

Vùng áp thấp gần Philippines được dự báo sẽ đi vào Biển Đông và mạnh lên

HHT - Một vùng áp thấp ở gần Philippines đang có xu hướng củng cố và mạnh lên. Hiện tại các mô hình lớn đã trở nên thống nhất trong dự báo rằng vùng áp thấp này sẽ đi vào Biển Đông và tiếp tục tăng cường độ. Những dự báo cụ thể thế nào, và trong trường hợp vùng áp thấp đi vào Biển Đông thì nó có ảnh hưởng đến thời tiết nước ta không?
Miền Bắc sắp chuyển gió Bắc và giảm nhiệt, dự báo Hà Nội sẽ tăng mưa dông

Miền Bắc sắp chuyển gió Bắc và giảm nhiệt, dự báo Hà Nội sẽ tăng mưa dông

HHT - Nắng nóng ở miền Bắc kèm độ ẩm cao gây cảm giác rất oi bức, tuy nhiên đợt nắng nóng này không kéo dài. Miền Bắc lại chuẩn bị chuyển gió và nắng nóng chấm dứt. Ở Hà Nội, nhiệt độ cũng giảm và dự báo mưa dông sẽ nhiều hơn. Hà Nội có thể sẽ giảm nhiệt vào hôm nào và giảm được bao nhiêu độ?