Cà phê chiều thứ bảy: Giá trị thực sự của mọi thứ

Cà phê chiều thứ bảy: Giá trị thực sự của mọi thứ
HHT - Phần lớn trong những khổ sở của con người là do họ tự chuốc lấy vì họ đánh giá sai lầm về giá trị của đồ vật.

Benjamin Franklin nổi tiếng là một chính trị gia lỗi lạc, một nhà khoa học xuất chúng, cũng là một tác giả, một nhà phát minh, và một trong những người thành lập nước Mỹ. Ông luôn kể lại rằng ông học được bài học đầu tiên, và quan trọng nhất, về tài chính cá nhân từ hồi còn rất nhỏ. Đó là khi cậu bé Benjamin mới 7 tuổi, cậu nhìn thấy một đứa trẻ khác đang thổi cây sáo. Benjamin thích mê âm thanh du dương đó, đến mức cậu dốc sạch túi, có bao nhiêu tiền đưa hết cho cậu bé kia để mua được cây sáo. Cậu bé thổi sáo cũng rất hí hửng và đồng ý trao đổi ngay.

Cà phê chiều thứ bảy: Giá trị thực sự của mọi thứ ảnh 1

Benjamin rất sung sướng với món đồ mới của mình và đem nó về nhà, vui vẻ thổi khắp nơi. Tuy nhiên, niềm vui đó đã bị tắt ngóm khi các anh chị của cậu biết được rằng em mình đã bỏ bao nhiêu tiền để mua cây sáo đó: họ nói rằng Benjamin đã bị “hớ”, vì đã trả mức giá cao gấp 4 lần tiền mua một cây sáo bình thường! “Sự thật đó khiến tôi phải chịu nỗi phiền muộn lớn hơn là niềm vui do cây sáo mang lại” - Franklin kể.

Nhưng ông đã rút ra được một bài học vô giá từ “sai lầm của tuổi trẻ” đó.

(Trích từ lá thư của Benjamin Franklin gửi Madame Brillon, năm 1779)

“Dù sao, điều này sau đó cũng rất có ích cho tôi. Cái ấn tượng đó cứ còn mãi trong đầu tôi; đến mức rất thường xuyên, khi tôi cảm thấy bị cám dỗ, muốn mua một thứ không cần thiết gì đó, tôi lại tự nhủ: “Đừng trả quá nhiều cho một cây sáo”. Và tôi tiết kiệm được tiền của mình.

“Khi tôi lớn lên và bước chân vào thế giới, và quan sát nhiều hành động của con người, tôi nghĩ mình đã gặp nhiều, rất nhiều người trả quá nhiều cho một cây sáo.

Cà phê chiều thứ bảy: Giá trị thực sự của mọi thứ ảnh 2

“Khi tôi thấy một người quá tham vọng, hy sinh cả thời gian của mình để có mặt ở những buổi tiệc tùng, hy sinh cả giờ nghỉ ngơi, cả tự do, thậm chí cả đạo đức, và có thể cả bạn bè, để đạt được những tham vọng đó, tôi đã bảo với chính mình: “Người này đang trả quá nhiều cho cây sáo của anh ta”.

“Khi tôi nhìn thấy một người khác cứ muốn được nổi tiếng, liên tục lao đầu vào những mớ bòng bong bận rộn mà quên mất cả những vấn đề riêng của mình, và tự hủy hoại chính mình, tôi lại tự nói: “Rõ ràng là anh ta đang trả quá nhiều cho cây sáo của anh ta”.

“Tôi biết một kẻ khốn khổ, đã từ bỏ mọi cách sống dễ chịu, mọi niềm vui được giúp đỡ người khác, mọi sự yêu quý của những người xung quanh, và cả mọi niềm an ủi của những tình bạn trong sáng, chỉ để theo đuổi sự giàu có; tôi lại nói: “Tôi nghiệp anh bạn, anh đang trả quá nhiều cho cây sáo của anh”.

“Khi tôi gặp một người chỉ biết hưởng thụ mà chẳng bao giờ quan tâm đến việc cải thiện chính con người, tư duy của mình, chỉ biết đáp ứng nhu cầu vật chất cá nhân, và hủy hoại cả sức khỏe của mình để theo đuổi khoái lạc, tôi lại nói: “Con người sai lầm, anh đang đem đến đau đớn cho chính mình chứ chẳng phải là hạnh phúc; anh đang trả quá nhiều cho cây sáo của anh”.

“Khi tôi nhìn thấy một người quá bận tâm với ngoại hình, quần áo đẹp, nhà đẹp, đồ đẹp, xe đẹp, vượt cả khả năng của mình đến mức phải đi vay nợ, rồi đến kết cục chẳng ra sao; tôi lại nói: “Trời đất ơi, anh ta đã trả nhiều, quá nhiều, cho cây sáo của anh ta…”.

Cà phê chiều thứ bảy: Giá trị thực sự của mọi thứ ảnh 3

“Nói tóm lại, tôi nhận ra rằng phần lớn trong những khổ sở của con người là do họ tự chuốc lấy vì họ đánh giá sai lầm về giá trị của đồ vật – và từ đó, họ trả quá nhiều cho những cây sáo của mình”.

Thục Hân (Dịch)

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Chuyện nhà Tí: Cuốn sách kể những điều dung dị của nhà văn Phan Thị Vàng Anh

Chuyện nhà Tí: Cuốn sách kể những điều dung dị của nhà văn Phan Thị Vàng Anh

HHT - Không kịch tính, không cố ý gây sốc, Chuyện nhà Tí (và nhiều chuyện nhà khác) đơn giản là những câu chuyện đời thường nhưng lại mang đến nhiều suy tư. Đọc để thấy cuộc sống này vẫn còn nhiều thú vị ngay trong những điều nhỏ bé nhất. Nhưng trên hết, nó nhắc ta nhớ rằng, ai cũng vật lộn với những câu chuyện như thế mỗi ngày.
Chuyện ở quán canh hầm 24h: Khám phá nhân duyên Việt - Hàn đáng yêu

Chuyện ở quán canh hầm 24h: Khám phá nhân duyên Việt - Hàn đáng yêu

HHT - "Chuyện ở quán canh hầm 24h" là tản văn gói ghém những câu chuyện nhân duyên dễ thương xuyên suốt các chuyến bay Việt Nam và Hàn Quốc, được nhà văn QinS-eoul chắp bút sau 3 năm “ở ẩn”. QinS-eoul cũng chính là cây bút đứng sau những bài viết của chuyên mục Bánh Dày & Bánh Tteok quen thuộc trên báo Hoa Học Trò.