TÊN TRƯỜNG | MỨC HỌC PHÍ NĂM HỌC 2020 - 2021 |
ĐH Mở TP.HCM | Chương trình đại trà: 20.000.000 VNĐ/năm |
ĐH Luật TP.HCM | Chương trình chính quy: 18.000.000 VNĐ/năm |
ĐH Khoa học Xã hội - Nhân văn TP.HCM | Chương trình đại trà: 204.000/tín chỉ, trung bình 13.000.000 VNĐ/năm |
ĐH Quốc tế ĐHGQ - TP.HCM | Chương trình trong nước: trung bình 48.000.000 VNĐ/năm Chương trình liên kết: Giai đoạn 1 - Học tại ĐH Quốc tế: Khoảng 56.000.000 VNĐ/năm; Giai đoạn 2: học phí tính theo trường đối tác |
ĐH Bách khoa TP.HCM | Chương trình đại trà: 11.700.000 VNĐ/năm |
ĐH Ngoại thương cơ sở II | Chương trình đại trà: 18.500.000 VNĐ/năm |
ĐH Kinh tế TP.HCM |
Chương trình đại trà: 20.5000.000 VNĐ/năm |
ĐH Kinh tế - Luật | Chương trình đại trà: 9.800.000 VNĐ/năm |
ĐH Tài chính Marketing | Chương trình đại trà: 18.500.000 VND/năm |
ĐH Ngân hàng | Chương trình đại trà: 8.800.000 VNĐ/năm |
ĐH Y Dược TP.HCM | Ngành thấp nhất 30.000.000 VNĐ/năm |
Học phí tăng ảnh hưởng tới quyết định chọn trường
Chia sẻ với Hoa Học Trò Online, các sinh viên tương lai cho biết ngoài điểm chuẩn thì học phí và vị trí là hai yếu tố khiến các bạn “cân não” khi chọn trường.
Bạn Thùy Trang (Quận 3, TP.HCM) cho biết, bạn và gia đình từng phân vân giữa ĐH Kinh tế và ĐH Kinh tế - Luật, phần vì học phí cả hai nơi chênh lệch khá nhiều, thêm nữa các phân hiệu của từng trường cũng nằm cách xa nhau. Tuy vậy, cuối cùng bạn “chốt đơn” theo học chương trình chất lượng cao của ĐH Kinh tế vì cơ sở mới này gần nhà, thêm nữa chuyên ngành Kinh doanh Quốc tế tại trường rất “xịn xò”.
Bốn năm đại học sắp bắt đầu, tại “khoảng nghỉ” này, nhiều bạn trẻ đã bắt đầu suy nghĩ về kế hoạch chi tiêu, quản lý tài chính để “bảo vệ” chiếc ví của mình trong thời gian tới.
Bạn Ng.Long (Q.Bình Thạch, TP.HCM) cho hay: “Từ khi có kết quả kì thi THPT Quốc Gia khá ổn, mình quyết định nhận dạy gia sư Tiếng Anh cho các em nhỏ. Tiền lương thì không đủ để chi trả học phí nhưng đủ để mình đi trà sữa với bạn bè mà không cần xin bố mẹ lắt nhắt nữa. Đỡ được cho gia đình khoản nào là mình mãn nguyện rồi!”.
Nhiều ý kiến cho rằng học phí ĐH tăng cũng sẽ giúp các trường có nguồn thu để đầu tư vào cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực,... qua đó nâng chất lượng đào tạo. Dù không mong muốn nhưng đây cũng là cơ hội để chúng ta tính toán kỹ hơn về quyết định lựa chọn ngành học trường học để tránh lãng phí tiền bạc và thời gian của mình.