Chia sẻ những kỷ niệm “dở khóc dở cười” quanh chuyện đi thi Đại học

Chia sẻ những kỷ niệm “dở khóc dở cười” quanh chuyện đi thi Đại học
HHT - Kỳ thi đại học chỉ còn cách vài chục ngày, liệu các 99-er đã sẵn sàng để vượt vũ môn chưa? Hãy cùng nghe những chia sẻ dở khóc dở cười của “tiền bối” về ngày thi Đại học để tránh mắc phải nhé!

“Hậu quả” khi sinh hoạt đặc biệt cho người đi thi

Nếu bạn tưởng chuyện ngủ gật trong phòng thi chỉ có trong "truyền thuyết" thì hãy nghe chia sẻ của bạn Đào Linh Chi (Đại học Ngoại ngữ Hà Nội): “Buổi tối trước khi thi, mình nghe mẹ đi ngủ sớm. Bình thường toàn 11h mới đi ngủ, hôm đó 9h đã nhắm mắt lên giường rồi. Kết quả hôm thi dậy từ 4h sáng, lúc đi thi cả người cứ lâng lâng buồn ngủ thôi”.

Bạn Nguyễn Thành Vương (Đại học Luật Hà Nội): “Hôm đi thi gia đình bắt ăn nhiều quá, ăn khoai lang nữa, vào phòng thi mình cứ “thả bom” liên tục. Mình ngại chẳng dám nhìn bạn mấy bạn bên cạnh, chỉ biết cắm đầu cắm cổ làm bài.”

Chia sẻ những kỷ niệm “dở khóc dở cười” quanh chuyện đi thi Đại học ảnh 1

“Mẹ mình đặc biệt mua canh gà cho mình ăn bồi bổ, nhưng chắc nóng quá nên hôm thi mình bị chảy máu mũi, phải thay giấy thi hai lần, đã thế lại còn thi văn nữa…”, bạn Nguyễn Hoài Phương (Đại học Sư phạm Hà Nội) chia sẻ.

Thiếu đồ dùng là chuyện muôn thuở khó tránh

Bạn Phạm Thị Thu Trang (K54 - Học viện Tài chính): “Mình mang đồng hồ để bàn vì không có đồng hồ đeo tay, nhưng không biết đồng hồ để bàn cũng không được mang vào phòng thi. Thế là cả buổi nhấp nhổm nhìn bạn bên cạnh xem sắp hết giờ chưa, mất bao nhiêu thời gian".

Chia sẻ những kỷ niệm “dở khóc dở cười” quanh chuyện đi thi Đại học ảnh 2

Bạn Đào Linh Chi (K50 - Đại học Ngoại ngữ Hà Nội): “Mình đi thi trắc nghiệm quên không mang bút chì, may là bạn nam ngồi cạnh thấy tội quá nên bẻ đôi bút chì của bạn ấy cho mình. Hú hồn luôn, chỉ thiếu nước dập đầu cảm tạ bạn ấy".

Quên máy tính, quên bút đã nguy hiểm, nhưng quên giấy chứng nhận dự thi còn gây hoang mang hơn. Bạn Phạm Hồng Nhung (Đại học Ngoại ngữ Hà Nội) thủ thỉ: “Cô giáo bảo nên để giấy chứng nhận dự thi vào xe của bố, mẹ để không quên, mình để vào cốp xe của bố mà hồi hộp quá nên quên. Bố mình không biết, may sao lúc bố mở cốp xe cất mũ thì thấy nên gọi lại đưa".

Rắc rối cùng môn thi trắc nghiệm

Với bạn Hoàng Bích Hằng (K55 - Đại học Ngoại Thương), Tiếng Anh là môn cần cẩn trọng nhất, vì giấy cho mỗi phòng thi chỉ được phát có hạn. “Đề trắc nghiệm thường dài hơn đề tự luận thông thường, nên trung bình mỗi câu chỉ được làm trong 1 phút. Làm nhanh nên khoanh nhầm là khó tránh, phải xin giấy lại, còn phải đợi giám thị đi lấy giấy ở dưới văn phòng".

Chia sẻ những kỷ niệm “dở khóc dở cười” quanh chuyện đi thi Đại học ảnh 3

Bạn Lê Trần Minh Phương (Học viện Ngân Hàng) kể: “Đi thi trắc nghiệm phải tẩy thật sạch để tránh máy chấm sai, mình hì hục tẩy nhiều quá nên rách cả giấy. Cũng tại do mình dùng bút chì kim, đi thi chỉ nên dùng chì 2B thôi nhé".

Những kỷ niệm vui của các “tiền bối” có giúp 99-ers rút kinh nghiệm gì cho kỳ thi sắp tới không nhỉ? Ngoài việc ôn tập kỹ lưỡng về kiến thức, chúng mình cũng nên chú ý những chuyện khác để tránh ảnh hưởng đến kỳ thi nhé!

- Ảnh: NVCC

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Thái Lan: Tên trộm "Mặt ma" lẻn vào tiệm vàng lúc nửa đêm nhưng… mắc kẹt đến sáng

Thái Lan: Tên trộm "Mặt ma" lẻn vào tiệm vàng lúc nửa đêm nhưng… mắc kẹt đến sáng

HHT - Đây đúng là chuyện thật như đùa, khi một tên trộm đeo mặt nạ “Mặt ma” (Ghostface) giống trong phim “Scream” lẻn vào tiệm vàng lúc nửa đêm, dự định “gom” vàng. Ai ngờ, hắn vào được nhưng không ra được và những lời “tâm sự” của hắn còn khiến nhiều dân mạng thấy… cảm thương. Sự việc này cụ thể thế nào?