Có manh mối về một “phản vũ trụ” ở ngay cạnh chúng ta, nơi thời gian trôi ngược lại?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Một số nhà khoa học mới đưa ra những lý lẽ để khẳng định niềm tin rằng có một “phản vũ trụ” ngay bên cạnh vũ trụ của chúng ta. Ở nơi đó, thời gian trôi ngược lại. Nhưng liệu chúng ta có bao giờ tới được vũ trụ đó không?

Đã từng có rất nhiều lý thuyết về sự sống bên ngoài Trái Đất, về những biến đổi của không gian, thời gian trong vũ trụ mênh mang. Và bây giờ, các nhà khoa học đã gợi ý rằng có thể có một “phản vũ trụ”, nơi thời gian trôi ngược.

Lý thuyết này mới được đăng trên tạp chí khoa học Biên niên sử Vật lý. Các nhà nghiên cứu giải thích rằng, trong tự nhiên luôn có những đối xứng cơ bản, chẳng hạn như điện tích, tính chẵn lẻ, và cả thời gian. Sự đối xứng cơ bản này được gọi là đối xứng CPT (theo chữ viết tắt tiếng Anh của 3 khái niệm vừa được nhắc đến).

Có manh mối về một “phản vũ trụ” ở ngay cạnh chúng ta, nơi thời gian trôi ngược lại? ảnh 1

Trong tự nhiên luôn có những đối xứng cơ bản. Ảnh minh họa: Shutterstock.

Các tương tác vật lý nhìn chung đều tuân theo “quy luật đối xứng” này, nhưng người ta chưa bao giờ thấy sự vi phạm đồng thời các quy luật đó. Bởi vậy, các nhà nghiên cứu cho rằng, vì tính đối xứng này là đúng đối với các tương tác, thì nó cũng đúng đối với toàn bộ vũ trụ.

Tức là, để có sự cân bằng cho vũ trụ của chúng ta và để đúng theo quy luật đối xứng, thì có thể có một vũ trụ là hình ảnh phản chiếu của chúng ta.

Có manh mối về một “phản vũ trụ” ở ngay cạnh chúng ta, nơi thời gian trôi ngược lại? ảnh 2

Có thể có một vũ trụ đối xứng với vũ trụ của chúng ta? Ảnh minh họa: Harper Collins.

Còn nữa, việc một “phản vũ trụ” tồn tại sẽ có thể giải thích về vật chất tối (một loại vật chất giả thuyết trong vũ trụ, có thành phần chưa hiểu được). Hiện tại, các nhà khoa học chỉ biết đến 3 loại neutrino (đọc là nơ-tri-nô, là một loại hạt sơ cấp, không mang điện tích và khối lượng gần như là 0, hiếm khi tương tác với vật chất thông thường), và cả 3 loại này đều quay cùng hướng sang trái. Các nhà vật lý đã luôn thắc mắc rằng, sao không thấy các neutrino quay sang bên phải, nhưng họ chưa bao giờ tìm được chúng. Vậy một “phản vũ trụ” sẽ có sự tồn tại của một loại neutrino như thế (quay phải), và nó sẽ chỉ tương tác với vũ trụ qua lực hấp dẫn - tương tự như vật chất tối - chứ các thí nghiệm vật lý sẽ không “dò” được nó.

Theo trang Live Science, nếu giả thuyết trên là đúng, thì số neutrino quay phải sẽ đủ để giải thích cho vật chất tối mà các nhà vật lý học đã phát hiện ra được.

Có manh mối về một “phản vũ trụ” ở ngay cạnh chúng ta, nơi thời gian trôi ngược lại? ảnh 3

Neutrino được gọi là những hạt cơ bản "mờ ám" nhất. Ảnh minh họa: Sandbox Studio, Chicago with Ana Kova.

Vậy nếu vũ trụ song song - hay “phản vũ trụ” đó - có tồn tại thật, thì làm thế nào để chúng ta đến đó? Liệu chúng ta sẽ thấy những gì, gặp những ai ở đó? Các nhà khoa học cho rằng chúng ta sẽ không bao giờ có thể tiếp cận “phản vũ trụ” này. Tuy nhiên, có thể làm các thí nghiệm liên quan đến các hạt neutrino (khá khó hiểu đối với những người không nghiên cứu Vật lý) để biết giả thuyết có đúng không.

Có manh mối về một “phản vũ trụ” ở ngay cạnh chúng ta, nơi thời gian trôi ngược lại? ảnh 4

Có thể có những thí nghiệm xác nhận sự tồn tại của "phản vũ trụ". Ảnh minh họa: Learning Mind.

Ngoài ra, theo các nhà khoa học thì “phản vũ trụ” đã không có sự phình ra nhanh chóng. Mà sự phình ra thì có tác động đến không gian - thời gian, khiến sóng hấp dẫn tràn ngập vũ trụ. Nhưng trong vũ trụ song song thì sóng này không tồn tại. Vậy nếu qua các thí nghiệm mà các sóng hấp dẫn không được tìm thấy, thì có thể tin rằng giả thuyết về vũ trụ song song, đối xứng với chúng ta là chính xác.

Có manh mối về một “phản vũ trụ” ở ngay cạnh chúng ta, nơi thời gian trôi ngược lại? ảnh 8
Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
HHT - Nắng nóng sẽ diễn ra tại hầu hết các địa phương trên cả nước trong dịp nghỉ lễ, nếu có kế hoạch du lịch, vui chơi ngoài trời cần chú ý bảo vệ sức khỏe, tăng cường chống nắng tránh nguy cơ say nóng, đột quỵ. Thế nhưng liệu Hà Nội có nóng tới tận 41 độ C như dự báo của các ứng dụng thời tiết?

Có thể bạn quan tâm

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

HHT - Trong lúc mưa bão chưa từng có tiền lệ đang diễn ra, bầu trời ở thành phố Dubai (UAE) bỗng nhiên chuyển thành màu xanh lá cây và không khí dường như có một lớp bụi. Hình ảnh này khiến nhiều người sợ hãi, cho rằng trông giống như trong các bộ phim về thảm họa thiên nhiên. Vậy hiện tượng này được giải thích thế nào?
Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

HHT - Thời tiết miền Bắc đang nóng và ẩm, chính độ ẩm cao lại khiến nhiệt độ cảm nhận thực tế ngoài trời cao hơn nhiệt độ không khí, tức là con người cảm thấy nóng hơn. Nhưng vào mùa Đông, độ ẩm cao ở miền Bắc lại gây cảm giác lạnh hơn. Tại sao cùng là độ ẩm cao mà lại tạo những hiệu ứng trái ngược như vậy?