Có một việc chắc chắn mang lại hạnh phúc mà ai cũng có thể làm được

Có một việc chắc chắn mang lại hạnh phúc mà ai cũng có thể làm được
HHT - Quả thật, không ai trong chúng ta lại không có điều gì đó để cho đi.

Có một câu chuyện hài hước về một người trúng xổ số 100.000 đôla, tuy nhiên, vợ của anh ta được biết trước chứ anh ta chưa biết. Người vợ đến gặp vị linh mục địa phương và kể rằng chồng mình bị bệnh tim, bất kỳ cảm xúc mạnh và đột ngột nào – kể cả sự phấn khích tích cực – cũng có thể gây ra một cơn đau tim nguy hiểm đến tính mạng. Cho nên, cô rất sợ phải kể tin trúng xổ số này cho chồng mình.

Vị linh mục bảo cô đừng lo, rằng ông sẽ có cách đem tin này đến nói với chồng cô một cách nhẹ nhàng, tinh tế, để anh chồng không bị choáng. Ông bảo rằng mình sẽ biết cách nói, chắc chắn sẽ không có chuyện gì xảy ra.

Niềm vui vì trúng xổ số có thể khiến một số người bị choáng.

Thế rồi ông đến bấm chuông cửa nhà vợ chồng kia, khi người chồng ra mở, vị linh mục hỏi:

- Này, tôi nghe nói anh hay chơi xổ số, tôi đang muốn làm một cuộc điều tra, hãy cho tôi biết, anh sẽ làm gì nếu anh trúng được 1.000 đôla?

Anh chồng đáp rằng 1.000 đôla cũng không phải là khoản tiền quá lớn, và anh cũng sẽ vẫn phải làm việc để nuôi gia đình.

- Vậy nếu anh trúng được 10.000 đôla? – Vị linh mục hỏi.

Anh chồng vẫn không hề thay đổi sắc mặt, và nói rằng có 10.000 đôla thì anh cũng vẫn phải làm việc bình thường thôi.

Nghe vậy, vị linh mục thận trọng tăng mức trúng số lên 50.000 đôla, rồi cuối cùng lên tới 100.000 đôla.

- Nếu tôi mà trúng 100.000 đôla – Anh chồng khẳng định – Tôi hứa là tôi sẽ biếu ông một nửa, chắc chắn đấy!

Ngay lập tức, chính vị linh mục lên cơn đau tim, lăn ra ngất xỉu…

Tất cả chúng ta đều dễ dàng phấn khích về việc chiến thắng hoặc giành được, nhận được thứ gì đó. Nhưng bạn có biết rằng việc cho đi cũng rất vui – mà không chỉ là cho đi tiền bạc?

Thiên tài kỹ thuật và máy móc R. G. LeTourneau (1888 - 1969) có vẻ là người đã khám phá ra niềm vui to lớn đi kèm theo sự hào phóng. Ông vốn rất nổi tiếng vì phát minh ra nhiều loại máy móc công nghiệp nặng, được trao tặng nhiều giải thưởng danh giá. Đến mức, những người giữ vị trí cấp cao trong ngành còn khẳng định: "Hầu như không có giai đoạn nào của ngành công nghiệp mà không được hưởng lợi và tiến bộ qua các sản phẩm của thiên tài sáng chế LeTourneau".

Nhà phát minh R. G. LeTourneau.

Tuy nhiên, mặc dù quen biết nhiều người thuộc giới thượng lưu, nhiều doanh nhân thành công…, nhưng bản thân LeTourneau lại không thích lối sống xa xỉ. Phần lớn thời gian, kể cả sau khi đã về hưu, ông đều ngồi trong văn phòng khiêm tốn của mình, với tấm bảng lớn và chiếc bút trong tay, để thiết kế những loại máy móc mới, hoặc cải thiện những loại máy cũ sao cho hiệu quả hơn, tiết kiệm hơn. Hoặc ông cũng hay ngồi ngay trên sàn nhà máy để quan sát nhân viên của mình lắp ráp những thiết bị to, nặng. Trong suốt 30 năm, ông đều đặn bay hàng ngàn dặm mỗi tuần để thực hiện những cuộc nói chuyện truyền cảm hứng ở khắp nơi trên nước Mỹ và nước ngoài.

Ông sống giản dị như vậy, nhưng lại dùng phần lớn tài sản của mình để thành lập một trường tư (ngày nay là trường đại học LeTourneau), rồi tặng đi 90% thu nhập của mình cho những mục đích xứng đáng, như các quỹ từ thiện, giúp đỡ thanh thiếu niên…; còn ông chỉ sống bằng 10% thu nhập còn lại. Khi được hỏi, ông chỉ nói rằng ông "nghiện" việc trao tặng.

Trường đại học LeTourneau.

Tiền bạc không phải là thứ của cải duy nhất mà bạn sẽ thấy vui khi cho đi. Chúng ta có thể cho đi thời gian, kinh nghiệm, sự yêu thương của mình, hoặc đơn giản là trao đi một nụ cười. Những thứ đó có giá trị bao nhiêu? Bạn có thể sẽ không thể tính được. Vấn đề là, không ai trong chúng ta lại không có điều gì đó để cho đi.

Việc cho đi sẽ mang lại hạnh phúc. Mà đó là việc ai cũng có thể làm được, thậm chí là sẽ say mê.

Theo INTERNET
MỚI - NÓNG
Khơi gợi cảm hứng viết văn với "Con Đường Văn Sĩ" của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng
Khơi gợi cảm hứng viết văn với "Con Đường Văn Sĩ" của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng
HHT - Có một điều thú vị ở nhà văn Nguyễn Huy Tưởng mà những người yêu viết láchcó thể học hỏi, chính là việc ông rất chăm viết nhật ký. Bằng việc suy tư và chăm ghi chép lại những điều diễn ra xung quanh mình, Nguyễn Huy Tưởng dần tìm ra những quan niệm về nhân sinh, để đưa vào các tác phẩm do ông sáng tác. 

Có thể bạn quan tâm

Reply Y2K: Trái tim bí mật của cô bạn Bánh Cam "keo kiệt" của tuổi thơ tôi

Reply Y2K: Trái tim bí mật của cô bạn Bánh Cam "keo kiệt" của tuổi thơ tôi

HHT - Ba Bánh Cam mất sớm, má nó làm các loại bánh bột chiên, bỏ mối cho những người bán dạo. Có lần, Bánh Cam xách theo bọc bánh, mời bạn bè trong lớp. Mọi người xúm vô ăn. Mấy chục bánh nóng hổi hết sạch. Tới lúc đó, Bánh Cam mới dõng dạc: “Mỗi cái bánh 500 đồng. Trả tiền cho tui nha!”. Tụi bạn chưng hửng ngó nhau.
Reply Y2K: Trái tim lớn của "bác sĩ thú cưng" cấp xóm dành cho những con vật nhỏ

Reply Y2K: Trái tim lớn của "bác sĩ thú cưng" cấp xóm dành cho những con vật nhỏ

Đậu Ván vẫn ít nói, vẫn đeo kính và có lẽ vẫn mơ làm bác sĩ. Tớ nghĩ chẳng nghề nào hợp với cậu ấy hơn thế. Bởi những người có tính thương yêu thực sự, chẳng cần phô diễn ồn ào, luôn sẵn lòng cứu giúp những vật nhỏ nhất như Đậu Ván sẽ làm được rất nhiều điều tốt lành cho cuộc sống này.