Công nghệ việt vị bán tự động là gì mà dẫn đến quyết định hủy bàn thắng của Ecuador?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Bàn thắng đầu tiên của Ecuador vào lưới Qatar trong trận mở màn World Cup 2022 đã bị từ chối vì lỗi việt vị. Quyết định đó được đưa ra với sự hỗ trợ của công nghệ việt vị bán tự động (SAOT). Đây là cụm từ chưa quen thuộc đối với nhiều người, kể cả một số người hay xem bóng đá. Vậy SAOT là gì và tại sao nó lại được sử dụng khi mà chúng ta đã có VAR (công nghệ hỗ trợ trọng tài bằng video)?

Đến giờ thì các fan bóng đá đều đã quen với VAR, nhưng công nghệ việt vị bán tự động (SAOT) vẫn có vẻ xa lạ, và thực ra, nó cũng là sự bổ sung mới mẻ ở World Cup 2022 tại Qatar.

Vậy SAOT là gì?

Đây là loại công nghệ để giúp tổ VAR có được quyết định liên quan đến lỗi việt vị một cách chính xác và nhanh chóng hơn, từ đó giúp trận đấu không bị gián đoạn lâu. Với công nghệ này, nhiều camera chuyên dụng được đặt quanh sân vận động có thể theo dõi đến 29 bộ phận cơ thể khác nhau của một cầu thủ. Những camera này “bắt” được 50 điểm dữ liệu từ chuyển động của cầu thủ trong mỗi giây để tính toán vị trí chính xác của cầu thủ trên sân vào bất kỳ khoảnh khắc nào.

Công nghệ việt vị bán tự động là gì mà dẫn đến quyết định hủy bàn thắng của Ecuador? ảnh 1

SAOT sẽ giúp các trọng tài của tổ VAR có quyết định chính xác và nhanh chóng hơn về những tình huống việt vị. Ảnh: FIFA via Getty.

Ngoài ra, còn có thêm 12 camera khác được đặt trên nóc sân vận động để theo dõi chuyển động của trái bóng, từ đó giúp xác định xem liệu một cầu thủ tấn công có đang ở dưới cầu thủ phòng ngự dưới cùng của đội bạn không trong khi bóng vẫn đang “sống”.

Thế rồi một cảnh báo việt vị tự động sẽ được gửi tới các trọng tài trong tổ VAR. Các trọng tài này lại tự xem xét trước khi chuyển thông tin cho trọng tài chính. Mặc dù việc này trình bày ra thì dài như vậy nhưng theo FIFA, cả quá trình cũng chỉ tốn vài giây.

Để rồi khi trọng tài chính đã chính thức tuyên bố là có lỗi việt vị, thì hệ thống SAOT sẽ tạo ra một hình ảnh 3D cho thấy vị trí của cầu thủ tấn công của một đội và cầu thủ phòng ngự của đội kia. Hình ảnh cũng sẽ được trình chiếu trên các màn hình tại sân vận động và được phát qua truyền hình.

Công nghệ việt vị bán tự động là gì mà dẫn đến quyết định hủy bàn thắng của Ecuador? ảnh 2

SAOT sẽ nhanh chóng tạo ra hình ảnh 3D của cầu thủ việt vị. Ảnh: Squawka.

Trong trường hợp tổ VAR vẫn không đồng ý với những gì mà SAOT đưa ra thì các trọng tài của tổ VAR có thể tự kẻ vạch việt vị.

FIFA quyết định dùng SAOT tại World Cup 2022 như một cách giúp các quyết định trong trận đấu được chính xác, công bằng hơn, cải thiện chất lượng các trận đấu. SAOT đã được dùng trong các trận ở Champions League mùa 2022/23 và được cho là khá hiệu quả.

Công nghệ việt vị bán tự động là gì mà dẫn đến quyết định hủy bàn thắng của Ecuador? ảnh 6
Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?