Đặc điểm khác thường của bão Khanun khiến nó gây thiệt hại kéo dài ở nhiều quốc gia

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Bão Khanun gây mưa to gió lớn ở phía Nam Nhật Bản. Trên đường đi của mình, Khanun đã gây nhiều thiệt hại và khó khăn cho cuộc sống của người dân ở Philippines, Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản (hứng bão Khanun đến 2 lần) và nó còn chuẩn bị đổ bộ Hàn Quốc. Đặc điểm khác biệt nào khiến cơn bão này gây ảnh hưởng đến nhiều quốc gia như vậy?

Mưa trút xuống phía Nam của Nhật Bản vào ngày 9/8 khi bão Khanun quay lại đất nước này sau lần “tấn công” đầu tiên vào Okinawa hồi tuần trước. Nhiều khu vực ở đảo Kyushu - hòn đảo lớn thứ ba của Nhật Bản - cũng đã ngập từ tuần trước vì phải hứng lượng mưa bằng cả một tháng, theo Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA), được đăng lại trên trang Reuters.

Theo trang Japan Times, JMA phải ra cảnh báo về mưa to và gió mạnh tại nhiều khu vực thuộc phía Nam và phía Tây Nhật Bản. Riêng hai hãng hàng không lớn là Japan Airlines và All Nippon Airways đã hủy tổng cộng 348 chuyến bay vào ngày 9/8 và 42 chuyến nữa vào 10/8.

Đặc điểm khác thường của bão Khanun khiến nó gây thiệt hại kéo dài ở nhiều quốc gia ảnh 1

Một người đi dưới mưa to và gió lớn do bão Khanun ở Kyushu (Nhật Bản) vào ngày 9/8. Ảnh: Kyodo via Reuters.

Trong khi đó, Đài quan sát Quốc gia của Trung Quốc đã đưa ra cảnh báo xanh (cảnh báo cấp đầu tiên trong 4 mức cảnh báo) vì cho rằng bão Khanun có thể sẽ lại gây mưa ở các tỉnh phía Đông Bắc từ 10/8.

Còn ở Hàn Quốc, theo Cơ quan Khí tượng Hàn Quốc (KMA) vào 9/8, toàn bộ đất nước bị ảnh hưởng bởi bão Khanun - hiện đang ở cấp bão mạnh theo thang đo của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) - và sẽ phải hứng mưa lớn (300 - 600 mm), gió mạnh. Các tuyến đường biển ở phía Nam Hàn Quốc đã phải tạm dừng hoạt động, một số chuyến bay đã bị hủy. Khanun được dự báo sẽ đổ bộ Hàn Quốc vào sáng sớm 10/8 (theo giờ địa phương) với sức gió 120 km/h, nó đi qua Hàn Quốc rồi sẽ đến Triều Tiên vào khoảng sáng thứ Sáu (11/8). Theo trang The Korea Times, đây là lần đầu tiên kể từ năm 1991 mà một cơn bão tiến vào Hàn Quốc từ đầu phía Nam và đi tít lên đầu phía Bắc.

Đặc điểm khác thường của bão Khanun khiến nó gây thiệt hại kéo dài ở nhiều quốc gia ảnh 2

Mưa to ở đảo Kyushu (Nhật Bản). Ảnh: Franck Robichon/ EPA.

Theo Reuters, bão Khanun có một đặc điểm lạ, đó là nó giữ được sức mạnh trong khoảng thời gian dài và di chuyển chậm khác thường (chỉ khoảng 10 km/h). Chính điều này khiến mưa gió do bão Khanun đều kéo dài và vì vậy, nhiều quốc gia bị ảnh hưởng.

Trang AccuWeather của Mỹ cũng xác nhận bão Khanun quả thật tồn tại rất lâu, khi mà nó phát triển từ ngày 24/7, mạnh lên vào khoảng ngày 30 và bây giờ vẫn chưa tan. Trong suốt quá trình di chuyển, Khanun gần như luôn đi cực chậm, cường độ cứ biến động liên tục, có những thời điểm đi theo đường zigzac nên rất khó dự báo. Những yếu tố này càng làm tăng thêm sức ảnh hưởng của nó.

Đặc điểm khác thường của bão Khanun khiến nó gây thiệt hại kéo dài ở nhiều quốc gia ảnh 3

Bão Khanun di chuyển "chậm khác thường" và rất ngoằn ngoèo. Ảnh: AccuWeather.

Cùng lúc này, bão Lan đã hình thành ở khu vực đại dương phía Nam Nhật Bản, được dự báo sẽ mạnh lên và lại hướng vào Nhật Bản, có thể ảnh hưởng đến thủ đô Tokyo trong tuần tới, theo JMA.

Đặc điểm khác thường của bão Khanun khiến nó gây thiệt hại kéo dài ở nhiều quốc gia ảnh 7
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Siêu bão Milton trở thành bão cấp cao nhất đến 2 lần, ghi tên mình vào sách kỷ lục

Siêu bão Milton trở thành bão cấp cao nhất đến 2 lần, ghi tên mình vào sách kỷ lục

HHT - Bão Milton ở Đại Tây Dương không chỉ mạnh mà còn có sự phát triển rất phức tạp. Sau khi yếu đi một chút lúc thay thế thành mắt bão, nó mạnh trở lại thành bão Cấp 5 - cấp cao nhất. Tức là, cơn bão này trở thành bão Cấp 5 đến 2 lần. Bão Milton cũng đang ghi tên mình vào nhiều danh sách kỷ lục khác.
Lần đầu trong lịch sử: Ba cơn bão cùng lúc ở Đại Tây Dương vào tháng 10

Lần đầu trong lịch sử: Ba cơn bão cùng lúc ở Đại Tây Dương vào tháng 10

HHT - Hiện tại đang có một sự kiện về bão chưa từng xảy ra trong lịch sử: Ở Đại Tây Dương đang có 3 cơn bão cùng hoạt động vào tháng 10. Trong số đó, bão Milton là mạnh nhất và có khả năng tàn phá lớn nhất. Điều này cho thấy sự khó lường và bất thường của các hiện tượng thời tiết cực đoan ở khắp nơi trên thế giới.
Siêu bão Milton trở thành cơn bão mạnh nhất thế giới 2024, thách thức các giới hạn

Siêu bão Milton trở thành cơn bão mạnh nhất thế giới 2024, thách thức các giới hạn

HHT - Từ một cơn bão được dự báo chỉ ở mức vừa phải, bão Milton ở Vịnh Mexico (Đại Tây Dương) mạnh lên nhanh đến mức các cơ quan khí tượng còn vất vả mới cập nhật kịp. Milton được gọi là “cơn bão thế kỷ”, dự báo đổ bộ vào bang Florida (Mỹ), nơi còn chưa khắc phục xong hậu quả của bão Helene.