Danh mục ngành, nghề học nặng nhọc, nguy hiểm trình độ Trung cấp, Cao đẳng

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa ban hành Thông tư số 05 về danh mục ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trình độ trung cấp và cao đẳng.

Thông tư này thay thế Thông tư số 36/2017/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Danh mục ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.

Theo đó, ở trình độ trung cấp, các nhóm ngành nghề được xếp vào nặng nhọc, độc hại như: Công nghệ kỹ thuật kiến trúc và công trình xây dựng bao gồm các nghề: Công nghệ kỹ thuật xây dựng; Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng; Xây dựng công trình thủy; Lắp đặt giàn khoan; Xây dựng công trình thủy điện; Xây dựng công trình mỏ; Kỹ thuật xây dựng mỏ.

Danh mục ngành, nghề học nặng nhọc, nguy hiểm trình độ Trung cấp, Cao đẳng ảnh 1

(Ảnh minh hoạ từ Internet)

Với nhóm ngành Kiến trúc và xây dựng gồm các nghề: Kỹ thuật xây dựng; Xây dựng cầu đường; Xây dựng cầu đường bộ; Cốp pha - giàn giáo; Cốt thép - hàn; Mộc xây dựng và trang trí nội thất…

Với nhóm ngành Kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông, bao gồm các nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí; Điện công nghiệp và dân dụng; Điện tàu thủy; Vận hành nhà máy thủy điện; Lắp đặt đường dây tải điện và trạm biến áp có điện áp từ 220 KV trở lên; Quản lý vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 220 KV trở lên; Quản lý vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 110KV trở xuống…

Ở trình độ Cao đẳng, một số nhóm ngành thuộc danh mục nặng nhọc độc hại là Kỹ thuật hóa học, vật liệu, luyện kim và môi trường, gồm các nghề như: Luyện gang; Luyện thép; Luyện kim màu; Xử lý chất thải công nghiệp…

Nhóm ngành dịch vụ vận tải gồm: Điều khiển phương tiện thủy nội địa; Điều khiển tàu biển; Bảo đảm an toàn hàng hải; Vận hành khai thác máy tàu…

Nhóm ngành Công nghệ kỹ thuật địa chất, địa vật lý và trắc địa gồm các nghề: Trắc địa công trình; Khảo sát địa hình; Khảo sát địa chất; Khoan thăm dò địa chất…

Danh mục ngành, nghề học nặng nhọc, nguy hiểm trình độ Trung cấp, Cao đẳng ảnh 2

(Ảnh minh hoạ từ Internet)

Đối với nhóm ngành Nghệ thuật, bao gồm các ngành Mỹ thuật, Mỹ thuật ứng dụng, nghệ thuật trình diễn...

Ngành sản xuất và chế biến bao gồm các ngành Chế biến lương thực, thực phẩm và đồ uống; Sản xuất, chế biến sợi, vải, giày, da...

Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 30/7/2023, áp dụng đối với các khóa học tuyển sinh và tổ chức đào tạo chịu sự điều chỉnh của Thông tư. Một ngành, nghề học được coi là ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm khi có thời gian thực hành, thực tập nghề nghiệp trong chương trình đào tạo có liên quan đến các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm chiếm trên 50% so với tổng thời lượng của chương trình đào tạo của ngành, nghề đó.

Mời bạn xem chi tiết danh mục ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trình độ trung cấp, cao đẳng TẠI ĐÂY.

Danh mục ngành, nghề học nặng nhọc, nguy hiểm trình độ Trung cấp, Cao đẳng ảnh 6
MỚI - NÓNG
Học sinh Quảng Nam giành giải Đặc biệt cuộc thi tem bưu chính về Chiến dịch Điện Biên Phủ
Học sinh Quảng Nam giành giải Đặc biệt cuộc thi tem bưu chính về Chiến dịch Điện Biên Phủ
Từ hơn 1,3 triệu bài gửi dự thi Cuộc thi Sưu tập và tìm hiểu tem bưu chính năm 2024 với chủ đề “70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ qua con tem bưu chính”, BTC đã chấm chọn và trao giải Đặc biệt cho em Đặng Lê Gia Nhi, học sinh Trường THCS Kim Đồng (huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam).

Có thể bạn quan tâm