Điều khó chịu nhất khi phải chấp nhận sống với đại dịch đó là bạn không dự đoán được tương lai, cách hiệu quả nhất chính là làm tốt to-do list của mỗi ngày. Bằng cách này bạn đã làm tốt nhất trong khả năng của mình và vượt qua bất kỳ khó khăn nào. To-do list hay còn gọi là danh sách việc cần làm ra đời với mục đích giúp cho cuộc sống trở nên rõ ràng và có tổ chức hơn, lúc này lại càng cần như thế!
Chọn một phương tiện để ghi chú công việc
Bạn có thể viết lên giấy note, sổ tay, ứng dụng trên điện thoại, file trên laptop... |
Có thể viết lên giấy note, sổ tay, ứng dụng trên điện thoại, file trên laptop... gì cũng được nhưng chú ý cái nào hợp với thói quen của bạn. Có người nhất quyết phải viết ra sổ mới tác dụng nhưng có người lại cảm thấy phiền nên chỉ quen viết ở điện thoại. Đã chọn rồi thì bạn nên gắn với phương tiện đó! Đừng nay viết danh sách việc lên sổ, mai lại note vào điện thoại, như vậy rất dễ sót việc và quên việc. Đến lúc cần rà soát lại, bạn lại mất thời gian lục tung mọi thứ lên để xem mình quên hoặc bỏ sót chỗ nào.
Luôn cập nhật tình trạng của các nhiệm vụ trong ngày của bạn
Điều quan trọng nhất trong tất cả các nhiệm vụ là bạn phải nắm rõ tình trạng của của chúng. |
Điều quan trọng nhất trong tất cả các nhiệm vụ là bạn phải nắm rõ tình trạng của của chúng. Đã hoàn thành hay chưa, đánh giá mức độ gấp: Phải làm ngay hôm nay hay quan trọng nhưng không gấp có thể để sang ngày mai. Đây là việc bạn cần làm thường xuyên, nó cũng sẽ khiến danh sách công việc trở nên gắn bó với bạn hơn. Nó như một trợ lí nắm giữ toàn bộ thông tin công việc giúp bạn để bạn không cần phải nhớ quá nhiều. Chỉ cần mở to-do list ra là biết ngay còn bao nhiêu việc cần làm, tình trạng mỗi việc là như thế nào.
Các mức độ ưu tiên
Bạn nên có bước đánh giá mức độ ưu tiên của các task trong to-do list. |
Trước khi bắt tay vào làm việc, bạn nên có bước đánh giá mức độ ưu tiên của các hạng mục trong to-do list. Sắp xếp chúng lại theo thứ tự từ cấp bách nhất đến những nhiệm vụ/ dự án cần thời dài để hoàn thành. Trên thực tế, việc này tốt hơn nhiều so với việc đặt mọi thứ đều là ưu tiên và đều quan trọng như nhau.
Phân chia thành các mục riêng biệt
Việc cung cấp cho mỗi danh mục một danh sách riêng biệt sẽ giúp bạn không bị lạc lối. |
Hãy chia việc ra theo từng mục cụ thể và riêng biệt, không viết lẫn lộn chúng vào với nhau. Ví dụ như danh sách việc tại văn phòng, danh sách việc cần giải quyết sau giờ làm, danh sách việc cần làm cho sinh nhật ba mẹ/ em gái/ bạn thân, danh sách việc cá nhân gồm làm răng/ chăm sóc nail/ làm tóc/ gội đầu, nhuộm tóc...
Điều này cũng đặc biệt hữu ích nếu bạn muốn liệt kê những thứ như danh sách phim bạn muốn lên kế hoạch để xem, sách để đọc, địa điểm tham quan và style thời trang bạn muốn thử. Việc cung cấp cho mỗi danh mục một danh sách riêng biệt sẽ giúp bạn không bị lạc lối và sợ hãi khi cầm to-do list dày dặc mà rối mù trên tay
Bắt đầu từ những bước cơ bản
Dù mục tiêu của bạn lớn đến đâu, mỗi ngày cũng hãy nghĩ đến "nước chảy đá mòn" làm từng ít một thôi. Càng chia nhỏ nhiệm vụ và càng cụ thể càng tốt. Làm từng bước nhỏ dần bạn sẽ có cái đà để hoàn thành việc lớn hơn. Bạn sẽ sống qua được từng ngày cho đến khi những điều kiện xung quanh cũng chuyển biến khá hơn lên, giúp bạn hoàn thành mục tiêu nhé!