Đề xuất sách là mặt hàng thiết yếu: Chỉ nên ưu tiên sách giáo khoa?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều học sinh đã bắt đầu học online trước khi khai giảng năm học mới. Dù đã đặt trước tại nhà xuất bản và các sàn thương mại điện tử, nhiều teen chia sẻ đến giờ vẫn chưa thể nhận được tài liệu vì sách bị xếp vào mặt hàng không thiết yếu.

Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nhiều mặt hàng được xem là không thiết yếu cũng bị hạn chế vận chuyển, trong đó có sách các loại. Fanpage của nhiều nhà xuất bản, nhà sách lớn đã phải đăng bài viết với nội dung xin lỗi vì nhận không ít lời phàn nàn của khách hàng do thời gian giao hàng quá lâu.

Đề xuất sách là mặt hàng thiết yếu: Chỉ nên ưu tiên sách giáo khoa? ảnh 1

Nhiều đơn vị đã gửi lời xin lỗi đến khách hàng vì không thể giao sách đúng hẹn.

Trước thông tin nhiều tỉnh, thành sẽ tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, teen và phụ huynh mới đây đưa ra đề xuất đưa "Sách, đặc biệt là sách giáo khoa, vào danh sách mặt hàng thiết yếu khi năm học mới đã gần kề".

Bạn T.Ngân (20 tuổi, An Giang) cho biết, bạn đã đặt 4 cuốn sách từ tháng 7 nhưng phải hủy đơn sau hai tuần vì không thấy email xác nhận giao hàng. "Mình đã chấp nhận bỏ thêm tiền để đặt sách tại sàn thương mại điện tử khác vì chờ mãi mà không thấy email hay cuộc gọi của bên giao hàng. Chưa kể, trang web nơi mình đặt sách cũng không phản hồi hay trả lời tin nhắn của mình."

Chỉ nên ưu tiên Sách giáo khoa?

Bạn Hoàng Quỳnh Như (trường THPT chuyên Xã Hội và Nhân Văn, Hà Nội) cho rằng, sách nên được xếp vào nhóm hàng hóa thiết yếu, nhất là sách giao khoa vì năm học mới sắp bắt đầu. Với những trường phải học online, sách giáo khoa càng quan trọng hơn vì đây là cơ sở để teen theo dõi bài từ thầy cô cũng như tự học, tự làm bài tập tại nhà.

Đề xuất sách là mặt hàng thiết yếu: Chỉ nên ưu tiên sách giáo khoa? ảnh 2

Quỳnh Như hy vọng nhà trường sẽ có những biện pháp kịp thời để đảm bảo kiến thức cho teen phải học online. Ảnh: NVCC

Tuy nhiên, cô bạn cũng hiểu trong tình hình dịch bệnh hiện tại, rất khó cho các đơn vị vận chuyển đưa sách tới tay người đọc, nên Quỳnh Như cho rằng, thầy cô và nhà trường cần đưa ra các các biện pháp khác như triển khai nguồn tài liệu, sách tham khảo dưới dạng ebook, file PDF... để dễ dàng tiếp cận bài giảng. Tuy nhiên, điều này cũng có thể gặp khó khăn do các vấn đề bản quyền.

Trà Giang (lớp 12 trường THPT Lương Thế Vinh, TP.HCM) cũng hy vọng, các đơn vị vận chuyển sẽ ưu tiên chuyển các đơn hàng sách giáo khoa, nhất là đối với học sinh lớp 6 đang chuẩn bị học chương trình mới: "Em trai mình năm nay lên lớp 6 và sẽ theo học bộ Chân trời sáng tạo, do NXB Giáo dục phát hành. Vì lo chương trình mới, nên mình và em trai muốn mua về để tìm hiểu trước, nhưng dù đã gọi trực tiếp cho NXB, họ vẫn yêu cần mình chờ thêm vì gặp khó khăn trong quá trình phát hành."

Đề xuất sách là mặt hàng thiết yếu: Chỉ nên ưu tiên sách giáo khoa? ảnh 3

Teen mong các đơn vị vận chuyển sẽ ưu tiên chuyển các đơn hàng sách giáo khoa. Ảnh: Quận Đoàn Phú Nhuận.

Đọc lại sách cũ, mua ebook

Ngoài trường hợp sách giáo khoa, bạn Đoàn Thu Trang (Hà Nội) không ủng hộ đề xuất xem sách là mặt hàng thiết yếu: "Ai cũng biết văn hóa đọc cần được tôn vinh và lan tỏa, nhưng không có nghĩa là chúng ta dựa vào đó để thỏa mãn những sở thích cá nhân. Lương thực thực phẩm như thuốc men, gạo, rau củ quả... mới là những mặt hàng thiết yếu ngay lúc này." Cô bạn cũng gợi ý, bên cạnh việc chờ đợi sách mới được giao, teen có thể đọc lại sách cũ trong thời điểm dịch bệnh diễn ra phức tạp.

Đề xuất sách là mặt hàng thiết yếu: Chỉ nên ưu tiên sách giáo khoa? ảnh 4

Thu Trang thường truy cập các hội, nhóm để tham gia thảo luận về nội dung các cuốn sách hay. Ảnh: NVCC

Bạn Trần Gia Hòa (sinh viên trường ĐH Ngoại thương, TP.HCM) thì chia sẻ rằng teen mình nên tìm đến những địa chỉ bán ebook chất lượng mà giá cả lại rất phải chăng: "Nghỉ dịch, mình về nhà ở Đồng Nai thì việc giao hàng cũng khó khăn, thế nên ebook là lựa chọn tốt nhất của mình. Có những bản in cũ mà NXB họ đã ngưng sản xuất, thì ebook vẫn còn."

Đề xuất sách là mặt hàng thiết yếu: Chỉ nên ưu tiên sách giáo khoa? ảnh 5

Gia Hòa gợi ý, nhiều địa chỉ bán ebook sẽ giảm giá cho tài khoản học sinh, sinh viên. Ảnh: NVCC

Phan Ngọc Minh Thư (sinh viên ĐH KHXH&NV, TP.HCM) chia sẻ bản thân có người thân làm việc ở NXB tại TP.HCM nên cô bạn cũng rất thông cảm khi việc phát hành, vận chuyển sách gặp khó khăn. "Mình nghĩ là tại thời điểm nguy hiểm như hiện tại, nhân viên của nhà sách còn bị hạn chế số người công tác thì mình cũng không nên áp lực lên các đơn vị giao hàng quá nhiều."

Đề xuất sách là mặt hàng thiết yếu: Chỉ nên ưu tiên sách giáo khoa? ảnh 6

Minh Thư cho rằng nên thông cảm với việc giao sách chậm vì hiện nay tất cả mọi người đều gặp khó khăn. Ảnh: NVCC

Đề xuất sách là mặt hàng thiết yếu: Chỉ nên ưu tiên sách giáo khoa? ảnh 10
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Quảng Bình: Trao Huy hiệu "Tuổi trẻ dũng cảm" cho đội viên Liên đội trường PTDT nội trú

Quảng Bình: Trao Huy hiệu "Tuổi trẻ dũng cảm" cho đội viên Liên đội trường PTDT nội trú

Thừa ủy quyền của T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, đồng chí Đinh Trung Hiếu, Phó Bí thư Tỉnh Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội tỉnh Quảng Bình trao tặng Huy hiệu "Tuổi trẻ dũng cảm" cho các em Đinh Phương, Đinh Kheo, Đinh Ca Ngư, Đinh Đức, Đinh Beo - các em đội viên đang sinh hoạt tại Liên đội trường PTDT Nội trú huyện Bố Trạch.
Tổ chức đề cử, giới thiệu các Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024

Tổ chức đề cử, giới thiệu các Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024

Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 - 31/12/2024.